Nữ tướng PNJ: Khi đối diện với căn bệnh ung thư bản thân chợt nhận ra, cuộc đời hơn thua nhau để làm gì, làm như điên “tối mặt tối mày” để làm gì?

0
511

“Khi đối diện với cái chết thì bản thân có chấp nhận hay không. Thế nào thì cũng chết thì những ngày còn lại phải sống như thế nào, làm thế nào, đối diện như thế nào. Mình phải đối diện rằng, mình bị ung thư như vậy có chữa được hay không. Nếu không chữa được mình sẽ chết. Ai rơi vào hoàn cảnh ranh giới giữa sự sống và cái chết thì tự khắc sẽ mạnh mẽ’, Chủ tịch HĐQT PNJ bộc bạch.

Nữ tướng PNJ: Khi đối diện với căn bệnh ung thư bản thân chợt nhận ra, cuộc đời hơn thua nhau để làm gì, làm như điên “tối mặt tối mày” để làm gì?

“Hiện nay chúng ta bị mặt nạ vây quanh, sợ này sợ kia, sợ định kiến xã hội, nên chúng ta cứ phải bao che, làm sao để mọi người phải nhìn mình trọn trịa. Có khi là không dám làm vì sợ mọi người thấy cái sai của mình. Đó là không chính trực và sẽ không bao giờ có sự bình tâm trong chính mình”, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT PNJ chia sẻ tại sự kiện “Doanh nhân tự tại – Tìm trong chính mình” do Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM (YBA) tổ chức mới đây.

Nếu bản thân cứ lo sợ thì tâm sẽ không bao giờ “An” được

Làm sao để phát triển thân – tâm – trí người lãnh đạo trong thế giới biến động; để cân bằng giữa cuộc sống và sự nghiệp, đạt được chân giá trị hạnh phúc là chủ đề được các doanh nhân chia sẻ.

Theo bà Cao Thị Ngọc Dung, lý do con người chúng ta tâm không an là bởi chúng ta hay lo sợ.

Với người doanh nhân, chính trực và sự bình an cần phải được rèn luyện. Trong đó, chính trực là phải nhìn thẳng vào cuộc sống, nhìn thẳng vào chính mình và những vấn đề xung quanh để đón nhận nó thay vì tránh né.

Nữ tướng PNJ: Khi đối diện với căn bệnh ung thư bản thân chợt nhận ra, cuộc đời hơn thua nhau để làm gì, làm như điên “tối mặt tối mày” để làm gì? - Ảnh 1.

Theo bà Dung, doanh nhân cần phải được rèn sự chính trực và bình an. Đôi khi cần ngồi lại cho tâm lắng xuống, nhìn thẳng vào những khó khăn…

“Hiện nay, chúng ta hay lo sợ, bị mặt nạ vay quanh, sợ này sợ kia, sợ định kiến xã hội nên chúng ta cứ phải bao che làm sao để mọi người phải nhìn mình tròn trịa. Sợ và không dám mọi người nhìn thấy cái sai của mình. Đó là không chính trực. Chính vì bản thân sợ nên lúc nào tâm cũng cảm thấy lo sợ”, bà Dung nhấn mạnh.

Theo bà Dung, khi bản thân không sợ gì hết, tôi là chính tôi, thì sống tự do lắm. Mà khi tự do sẽ không bị chỗ này chỗ kia “kéo” thì làm việc sẽ rất thoải mái. Lúc đó tâm mới an được.

Ví dụ về bản thân, bà Dung chia sẻ: Có những lúc cũng cứ nghĩ là mình xấu, không dám đi ra đường, không dám nhìn thẳng vào sự thật, không dám nhìn vào sự đổ vỡ, phá sản… nhưng khi bình tâm lại, tôi nghĩ: Chỉ cần biết rằng tâm mình đang làm điều tốt. Ngoài xã hội người ta có thể họ nghĩ tiêu cực về mình (mình vẫn phải nhìn vào sự thực này) nhưng người thân, người đi cùng mình biết, bản thân biết điều mình làm thì không việc gì phải sợ cả.

“Nếu chúng ta cứ lo sợ thì năng lượng xấu sẽ đến, sẽ ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức. Nhiều khi nên chọn cách sống bình tâm là: Ai nói mặc kệ, mình nghĩ mình làm điều đúng là được. Cần có sự chấp nhận. Những gì trong cuộc đời mình đến mình cứ chấp nhận nó. Nó đến sẽ đến. Chấp nhận là có bình an. Càng chống càng mệt. Cũng giống như tại sao con nít té không đau nhưng người lớn té lại đau là vì người lớn sợ té. Chính cảm giác đó khiến mình cảm thấy đau. Té là phải đứng lên. Chính thái độ này giúp bản thân được bình an”, Chủ tịch HĐQT PNJ giãi bày.

Dành lời khuyên cho các doanh nhân trẻ, bà Dung cho rằng cần nhất là sự cân bằng và bình tâm. Tâm an, nhưng thân phải động thì trí mới sáng được. Nếu tâm mà an quá, không vận động thì không tạo ra trí.

Với chúng ta khi mà quá nhiều thứ bùng nhùng trong cuộc sống: gia đình, xã hội…bước ra khỏi nhà là hàng đống việc cần làm thì tâm quyết định phần lớn. “Mình phải bình tĩnh để chọn cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Đôi khi chúng ta hay bị rối rắm nên cái chính lại không làm được. Cho nên, bình tĩnh lại thì tâm tự khắc sắp xếp cái gì lúc đó quan trọng nhất với mình để làm”, bà Dung chia sẻ.

Theo nữ tướng PNJ, bình tâm thực ra khó lắm nhưng không phải khó mà không làm được. Phải có bắt đầu thì sẽ làm được. Đôi khi cần ngồi lại cho tâm lắng xuống, nhìn thẳng vào những khó khăn…

Giá tri sống quan trọng hơn rất nhiều những bù đầu, những nóng nảy trong cuộc sống

Bộc bạch về bản thân, nữ tướng PNJ cho rằng, khi đối diện với căn bệnh ung thư bản thân nhận ra: Cuộc đời hơn thua nhau để làm gì, làm như điên “tối mặt tối mày” không nghĩ gì hết, lúc nào cũng nóng nảy, làm chuyện gì cũng muốn làm cho nhanh thật nhanh…

Bà Dung cho biết, trước kia bản thân rất nóng nảy, nhưng khi biết bản thân có bệnh cùng với việc chứng kiến người bạn thân cũng mắc bệnh tương tự thì tự khắc mình nhận ra, giá trị sống quan trọng hơn rất nhiều những bù đầu, nóng nảy… khi nghiệm ra, bản thân sau đó hình thành nên con người khác. Thay đổi nhân sinh quan và sống vui hơn. Đó là cách tìm sự bình tâm trong cuộc sống.

Nữ tướng PNJ: Khi đối diện với căn bệnh ung thư bản thân chợt nhận ra, cuộc đời hơn thua nhau để làm gì, làm như điên “tối mặt tối mày” để làm gì? - Ảnh 2.

Bà Dung cho rằng, giá trị sống quan trọng hơn rất nhiều những bù đầu, nóng nảy…

“Khi đối diện với cái chết thì bản thân có chấp nhận hay không. Thế nào thì cũng chết thì những ngày còn lại phải sống như thế nào, làm thế nào, đối diện như thế nào. Mình phải đối diện rằng, mình bị ung thư như vậy có chữa được hay không. Nếu không chữa được mình sẽ chết. Ai rơi vào hoàn cảnh ranh giới giữa sự sống và cái chết thì tự khắc sẽ mạnh mẽ’, Chủ tịch HĐQT PNJ bộc bạch.

Theo bà Dung, nếu mình đã vượt qua được thử thách đó rồi thì mình sẽ không chết. Vì đáng nhẽ mình chết rồi mà được cứu nên mình không chết nên cuộc đời còn lại phải sống sao cho xứng đáng. Không có khó khăn nào có thể làm cho mình gục ngã cả.

Phương Nga

Theo Trí Thức Trẻ

Nữ tướng PNJ: Khi đối diện với căn bệnh ung thư bản thân chợt nhận ra, cuộc đời hơn thua nhau để làm gì, làm như điên “tối mặt tối mày” để làm gì?
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here