12 gợi ý đặt tên cửa hiệu ấn tượng và ý nghĩa

0
90596

Khi mở một cửa hiệu, dù là kinh doanh ngành nghề, lĩnh vực nào thì để có 1 cái tên hay, ý nghĩa và đáng nhớ, trở thành thương hiệu in dấu trong tâm trí khách hàng là khâu không dễ dàng và mất khá nhiều thời gian.

Một cái tên hay, ý nghĩa sẽ là tài sản vô hình mà sau này không thể mua được bằng tiền. Trước khi đặt tên cho cửa hàng, bạn có thể tham khảo 12 gợi ý hay ho dưới đây:

1. Đặt tên theo đặc trưng sản phẩm

Đặt tên cửa hàng theo đặc trưng sản phẩm hoặc gợi nhắc đến ngành nghề kinh doanh là nguyên tắc kinh điển hơn và đơn giản nhất mà khá nhiều người đã sử dụng.

Nó sẽ thông báo với khách hàng chủng loại hàng hoá được bày bán, giúp cho khách hàng lựa chọn ngay được sản phẩm khi đang có nhu cầu. Ví dụ: Cửa hàng đồ uống giải khát, cửa hàng báo chí, cửa hàng vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên, cách đặt tên này sẽ không hiệu quả nếu bạn ở trong một ngành hàng có nhiều sự cạnh tranh. Tên này chỉ hiệu quả khi ngành hàng của bạn còn mới và ít đối thủ tham gia.

2. Đặt tên theo địa danh, địa chỉ

Đây là cách khá thông dụng và đơn giản, ví dụ: Phở Hà Nội, Lụa Hà Đông… Nếu bạn đang sở hữu địa chỉ nhà dễ nhớ như 99, 222, 1.000… hãy tận dụng lợi thế này làm tên cửa hàng. Nó sẽ tạo ấn tượng đậm nét cho người mua, giúp họ dễ dàng định vị và tìm đến cửa hàng của bạn nhanh chóng.

Một số gợi ý về cách đặt tên theo địa danh, địa chỉ khác như:

Đặt tên cửa hàng theo địa danh lấy địa danh làm tên chính:  Bất động sản Thăng Long, Nhà đất Thủ Đô, Bia Hà Nội,…
Lấy địa danh nổi tiếng về loại sản phẩm đang kinh doanh: Bún bò Huế, Vịt cỏ vân đình, Vang Đà Lạt, Chè Thái Nguyên,…
Lấy tên ghép của các quốc gia: Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Đức,…
Lấy tên địa danh làm chỉ dẫn xuất xứ: Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An,…

3. Tên theo đặc điểm cửa hàng

Nếu cửa hiệu, cửa hàng của bạn có điều gì đó đặc trưng, dễ nhớ thì hãy chộp lấy cơ hội để vừa đặt được tên hay mà khách sẽ có cái để nhớ đến bạn hơn.

Một số ví dụ như: Quán Cây Si, Cửa hàng lưu niệm Lá Me, cafe Góc Phố… là những cái tên nghe thật thân thiết. Chỉ một, hai lần đến, khách đã cảm thấy gần gũi, thân quen.

Bên cạnh đặc trưng về cây cối, vị trí, những đặc điểm của chủ nhân cũng có thể trở thành thương hiệu như Anh Tú Béo, Bia hơi Chú Chín, Lẩu mắm Bà Sáu lùn…

4. Tạo sự liên tưởng

Cách đặt tên này đòi hỏi bạn phải hiểu sản phẩm của mình và tác dụng, hiệu quả của nó đến khách hàng cũng như cuộc sống. Để từ đó đặt tên tạo sự liên tưởng, có mối liên hệ nhất định đến sản phẩm kinh doanh.

Ví dụ như: “Ấm áp mùa đông” cho cửa hàng bán máy điều hoà không khí, hay “Ánh sáng hồng”, “ngọn lửa hồng” cho cửa hàng ban bếp gas…

5. Cái tên kích thích sự tò mò

Điều này rất hữu hiệu khi bạn kinh doanh một sản phẩm mới hay muốn làm mới một sản phẩm cũ. Ví dụ: BaĐuNo-BaĐuLa cho cửa hàng Bánh đúc nóng, bánh đúc lạc.

Chắc chắn những cái tên nghe lạ tai này sẽ kích thích trí tò mò của khách hàng, nhất là giới trẻ ưa khám phá và họ sẽ phải vào cửa hàng của bạn để xem bạn bán cái gì.

6. Đặt tên theo quy mô cửa hàng

Nếu kinh doanh một lượng hàng hoá lớn, phong phú về chủng loại, bạn có thể chọn những cái tên như siêu thị thuỷ tinh, thế giới đồ chơi… Nó hứa hẹn cho khách hàng một sự lựa chọn phong phú, dễ tìm được sản phẩm mong muốn.

Tuy nhiên, cần tránh dùng những cái tên quá “kêu” này cho các cửa hàng nhỏ, bán lẻ vì sẽ gây tác dụng ngược khiến khách hàng thất vọng và không quay lại nữa.

12 goi y dat ten cua hieu an tuong va y nghia 27. Tránh hiểu sai ngữ nghĩa vùng, quốc gia…

Điều này rất quan trọng khi cửa hàng bạn đón khách nước ngoài. Trước đây, đã có một kinh nghiệm xương máu khi một cửa hàng mỳ ăn liền lấy tên Mỹ Dung xuất khẩu ra nước ngoài. Kết quả, hàng bán lỗ nặng. Theo tiếng Anh, “dung” có nghĩa là phân. Nghe thế, ai còn dám ăn món này nữa?

8. Đặt tên cửa hàng theo tên cá nhân

Đây là lựa chọn thường thấy của các cửa hàng bé, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, rất nhiều cửa hàng lớn trên thế giới có nguồn gốc tên cửa hàng từ tên cá nhân.

Có một số cách đặt tên theo tên cá nhân như: Đặt theo tên chủ cửa hàng (bà Năm, chú Sáu, cô Lan…). Đặt tên theo tên ghép của những người sáng lập cửa hàng hay đặt tên bằng tên của những người thân…

9. Đặt tên cửa hàng bằng những từ viết tắt

Đây là cách mới nhưng khá phổ biến trong các cửa hàng Việt Nam. Có một số cách đặt tên như: Viết tắt tên địa danh và ngành nghề: Vinaconex, Viglacera, Vinamilk, Habeco, Sabeco. Viết tắt từ tên công ty đầy đủ; lấy các chữ cái đầy tiên của tên: ACB ( Ngân hàng Á Châu),  ICP (Internation Consumer Product),…

10. Đặt tên cửa hàng bằng tính từ

Đây là một trong những phương pháp đặt tên được sử dụng nhiều nhất trên thực tế.

Một số gợi ý thường gặp như: Gợi lên sự may mắn, thành công: Nhà đất Tài Lộc, Lộc Phát, Tài Phát, Hưng Thịnh, Phúc Thịnh, Thành Đạt… Gợi lên uy tín, tin cậy: Vàng bạc Bảo Tín, Nhà đất Trung Tín, Bảo hiểm Bảo Việt, Đại Tín, Tín Nghĩa ngân hàng… Gợi lên khát vọng dẫn đầu: Tiên Phong, Tiến Bộ… Gợi lên triết lý kinh doanh: Hòa Bình, Hiệp Phát…

11. Đặt tên cửa hàng theo các danh từ gợi nhắc

Đôi khi một danh từ gợi nhắc lại có thể được sử dụng rất hiệu quả để đặt tên cho công ty.

Lấy cảm hứng từ các vị thần trong thần thoại: Vệ Nữ, Mặt Trời, Venus, Panora, Zeus Spa…
Một trong các hành tinh trong thái dương hệ: Sao Kim, Sao Thủy, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai…
Một trong các loài hoa: Công ty truyền thông Hướng Dương, Hoa Hồng, Công ty mỹ phẩm Cẩm Tú, thời trang Salla (tên 1 loài hoa hồng), Giấy đa năng Rosalia…
Lấy cảm hứng từ loài vật: Bia Tiger (hổ), Eagle (đại bàng), Nước tăng lực Redbull, Mỳ Gấu đỏ…
Lấy tên theo một danh lam thắng cảnh: Khách sạn Bài Thơ, Phú Bài…
Lấy cảm hứng từ văn học: Mộng Mơ, Casanova…

12. Đặt tên cửa hàng bằng tiếng nước ngoài

Đây là một xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng Việt Nam và đặc biệt là các cửa hàng còn trẻ tuổi. Sử dụng ngoại ngữ đặt tên cho làm cho cửa hàng trở nên hiện đại và mới mẻ hơn, sang chảnh hơn, thu hút các bạn trẻ.

12 gợi ý đặt tên cửa hiệu ấn tượng và ý nghĩa
5 (100%) 1 vote

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here