Khởi nghiệp với việc lưu giữ công trình cổ bằng giấy

0
1708

Tạo ra những công trình kiến trúc cổ độc đáo bằng giấy là công việc đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên nhẫn và kỳ công nhưng chàng kiến trúc sư trẻ Lê Ngọc Tuấn Anh sinh năm 1989 (đường Nguyễn Huệ, TP Huế) không hề nản chí mà làm với niềm đam mê lưu giữ các sản phẩm văn hóa dân tộc.

Những công trình khởi nghiệp của Tuấn Anh đã và đang tạo được nhiều tiếng vang, sự yêu thích của nhiều người trong nước và thị trường nước ngoài.

Cơ duyên đến với nghệ thuật Kirigami (Kiri: cắt, Gami: giấy) của Tuấn Anh rất tình cờ vào giữa năm 2015. Khi đó, một người bạn thân của anh phải xa Huế nhưng luôn lưu nhớ hình ảnh của nhà thờ, nơi đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Tuấn Anh đã nảy ra ý tưởng “gấp gọn lại nhà thờ” để bạn có thể giữ nó bên cạnh dù đi đến nơi đâu.

Thời gian học kiến trúc đã trang bị cho Tuấn Anh những kiến thức về tạo hình và tiếp xúc với nhiều công cụ hỗ trợ thiết kế. Tuy nhiên, nghệ thuật cắt giấy Kiragami vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên anh phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu học hỏi. Với sản phẩm đầu tiên anh đã mất gần 3 tháng mới hoàn thành.

Giai đoạn đầu thực hiện sản phẩm với Tuấn Anh không hề dễ dàng. Thời gian làm lâu, dễ khiến anh nản chí và muốn bỏ cuộc bởi một chi tiết sai lệch nào đó cũng có thể làm sản phẩm không hoàn chỉnh, phải bỏ làm tại từ đầu. Tuấn Anh đã tốn rất nhiều lần giấy đến nỗi không nhớ được để có sản phẩm hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, lúc sản phẩm đầu tiên hoàn thành cũng là lúc Tuấn Anh cảm nhận được niềm đam mê của mình với nghệ thuật này. Với tình cảm đặc biệt dành cho quê hương Huế và mong muốn quảng bá hình ảnh cố đô đi khắp mọi nơi, anh tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm khác. Tuấn Anh quyết định chọn lĩnh vực văn hóa để khởi nghiệp với mong muốn đóng góp cho việc lưu giữ những công trình kiến trúc cổ của Việt Nam thông qua… những tờ giấy.

Tác phẩm thành Nội Huế
Tác phẩm thành Nội Huế

Hiện nay dù đã thành thạo các quy trình tạo hình nhưng một sản phẩm kiến trúc giấy cũng “ngốn” của anh ít nhất là 1 tháng. Quan trọng nhất là giai đoạn thiết kế. Anh đã tìm ra cách thiết kế lại công trình dựa trên những hình ảnh và tọa độ định vị trên bản đồ. Từ đó xác định tỷ lệ của công trình kiến trúc cũng như các mặt giáp xung quanh nhằm tạo hình một cách chính xác.

Sau khi thiết kế các chi tiết cụ thể và chính xác, Tuấn Anh sẽ lựa chọn loại giấy Canson vân gỗ có tính đàn hồi tốt để gia công. Các chi tiết sẽ được cắt rời gọn và đẹp nhờ máy cắt lazer. Bước cuối cùng là lắp ráp các chi tiết, đính vào bìa cứng để gấp gọn. Quá trình đính vào bìa cứng cũng tốn rất nhiều công sức, làm sao gấp gọn lại mà không làm hỏng các chi tiết.

khoi nghiep voi viec luu giu cong trinh co bang giay 3 khoi nghiep voi viec luu giu cong trinh co bang giay 4Các sản phẩm của Tuấn Anh ngoài chăm chút về thiết kế còn chú trọng đến việc đưa thông tin. Thông tin các công trình được viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và các ngoại ngữ khác, để khách hàng có thể hiểu hơn về giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

Hiện Tuấn Anh vừa thành lập một nhóm bạn trẻ gồm 8 thành viên cùng đam mê để thực hiện dự định đưa giá trị văn hóa của các vùng miền Việt Nam đi khắp thế giới bằng mô hình xếp giấy 3D. Mỗi tháng, nhóm cùng nhau lên ý tưởng để làm các sản phẩm, tuy nhiên với những địa danh cụ thể thì chỉ có duy nhất một bạn đảm nhiệm phần thiết kế bản vẽ.

Sau khi bản thiết kế hoàn thành, các thành viên khác sẽ đảm nhiệm những công đoạn như cắt các chi tiết, lắp ráp, thiết kế bìa để đính… Mặc dù mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc riêng nhưng tất cả mọi người luôn sắp xếp thời gian để cùng nhau thực hiện dự định đã đặt ra.

Nhóm của Tuấn Anh đã làm hơn 800 sản phẩm với các địa danh nổi tiếng của Huế, như Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, cổng trường Quốc Học, cầu ngói Thanh Toàn… Hiện sản phẩm của nhóm được trưng bày ở một quán cà phê nhỏ trên đường Nguyễn Công Trứ (TP Huế) để du khách có thể thưởng lãm và đặt mua.

Nhóm của Tuấn Anh đam mê với công việc
Nhóm của Tuấn Anh đam mê với công việc

Dù sản phẩm được đánh giá tốt nhưng đối với các thành viên, việc khởi nghiệp với hướng đi này vẫn gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Sản phẩm làm ra tốn rất nhiều công sức nhưng giá bán chỉ từ 185.000 đồng (với mô hình đơn giản) và 750.000 đồng (với mô hình phức tạp).

khởi nghiệp còn gian nan, nhưng nhóm cho biết không nản chí mà đang ấp ủ rất nhiều ý định để thay đổi và làm mới sản phẩm. Việc nghiên cứu các chất liệu khác để tạo ra sản phẩm có giá trị cao như bạc hoặc vàng dát mỏng cho mô hình công trình kiến trúc thu nhỏ là một trong những dự định sắp tới. Ngoài ra, nhóm cũng xúc tiến đưa sản phẩm đến Hội An (Quảng Nam) để trưng bày, quảng bá đến du khách khắp nơi.

Khởi nghiệp với việc lưu giữ công trình cổ bằng giấy
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here