Thu về hơn 200 triệu đồng từtrồng “bông vàng” bán tết

0
1956

Trò chuyện với chúng tôi, ông Trần Đăng Hòa (61 tuổi), ở đường Lạc Long Quân, TP.Pleiku (Gia Lai) kể lại: “Trước khi trồng hoa cúc, tôi cũng trồng hướng dương, mã đình hoàng nhưng 2 loại cây này cao quá hay bị ngã, đổ và hiệu quả kinh tế không cao. Hồi đó tôi lên chợ thấy người ta bán quá trời là cúc, sau một thời gian tìm hiểu thấy đất đai cũng màu mỡ, lại có anh bạn đi Đà Lạt chơi nên nhờ mua giống luôn. Nhưng trồng 2 năm đầu toàn mất trắng thôi, cứ lên được 10 – 15 phân lại ra bông, chán lắm…”.

Vườn cúc của ông Hòa chỉ có 2 sào đất, nhưng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Dù vậy, 2 vợ chồng vẫn không từ bỏ “bông vàng”. Vì không có điều kiện đi thực tết nên phải nhờ bạn bè tìm hiểu giúp cách chăm cúc bên Đà Lạt và những nơi khác nhưng cũng chưa ổn. Sau khi biết được cách khắc phục vườn cúc bằng việc thắp đèn điện, 2 vợ chồng cũng tập tành thắp đèn nhưng cũng không ăn thua, khi cúc nở muộn, lúc lại nở sớm. Mãi đến 2 năm sau, ông Hòa và vợ (bà Trần Thị Thắm) mới trồng thành công những chậu cúc bán Tết có giá từ 350.000 – 550.000 đồng/chậu.

Sau nhiều lần thất bại, vợ chồng ông Hòa giờ đã tự tin trồng cúc bán Tết.

Những ngày áp tết này, vợ chồng ông Hòa thay nhau túc trực chăm sóc vườn cúc cẩn thận, tỉ mỉ.

Những ngày áp tết này, vợ chồng ông Hòa thay nhau túc trực chăm sóc vườn cúc cẩn thận, tỉ mỉ.

Vừa chăm sóc, tỉa bông con cho vườn cúc, ông Hòa cho biết: “Nhìn từng bông cúc rực rỡ vậy thì ai cũng thích trồng, thích chăm lắm và tưởng như dễ dàng, nhưng chăm được những chậu cúc thế này thật không đơn giản. Đặc biệt là giai đoạn thắp đèn, nếu không để ý thời tiết lạnh, nóng để ngắt điện đúng thời điểm là hỏng hết. Bên cạnh đó, cúc còn bị nấm cóc là loại bệnh đã khiến nhiều nhà vườn từng mất trắng. Những chiếc mụn cóc này sẽ mọc dày trên lá cúc, làm cho lá cuộn tròn, bé lại, một thời gian ngắn bông cúc cũng rụt lại và bé dần, không ai mua”.

Ông Hòa cẩn thận theo dõi, phun thuốc phòng trừ bệnh nấm cóc trên hoa cúc.

Chỉ với 2 sào đất, sau 4 tháng chăm sóc, vợ chồng ông Hòa đã rủng rỉnh bỏ túi khoảng 230 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí, nhân công vẫn lãi hơn 100 triệu đồng. “Bật mí” thêm về kinh nghiệm chăm “bông vàng” bán tết, ông Hòa nói: “Khi trồng cúc phải trông coi, để ý cẩn thận, cần phòng bệnh nấm cóc, khoảng 3 ngày phun thuốc 1 lần và thắp điện trong vòng 3 tháng. Cần phải theo dõi thời tiết, khí hậu để ngắt điện chính xác. Nếu trời lạnh phải ngắt điện sớm hơn, trời nóng thì ngược lại…“.

Những chậu cúc có giá 550.000 đồng tại vườn, còn nếu đưa ra phố bán lẻ là 1,5 triệu đồng

Được biết gia đình ông Hòa có số lượng cúc lớn nhất, nhì trên đường Lạc Long Quân, TP.Pleiku với 1.000 chậu, dù vậy vẫn không đủ bán trong dịp Tết này. Ông Hòa đã xuất bán được 400 chậu, hơn 600 chậu còn lại khách hàng đã đặt trước và sẽ chở đi trước ngày 25 tháng Chạp này. “Cũng muốn mở rộng thêm nhưng giờ cũng tuổi tác rồi, để xem tình hình sức khỏe, nếu được sang năm tôi sẽ mở rộng tiếp…”, bà Thắm cho biết thêm.

Nụ cười phấn khởi của ông Hòa và bà Thắm trên những chậu cúc rực rỡ.

Nụ cười phấn khởi của ông Hòa và bà Thắm trên những chậu cúc rực rỡ.

Thu về hơn 200 triệu đồng từtrồng “bông vàng” bán tết
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here