Chán việc, ghét sếp tôi nghỉ việc để khởi nghiệp và rồi nhận ra bài học cay đắng: Kiếp làm thuê vẫn tốt hơn!

0
591

Bạn sẽ sớm nhận ra rằng công việc đang làm chẳng dễ dàng gì hơn công việc trước kia.

Chán việc, ghét sếp tôi nghỉ việc để khởi nghiệp và rồi nhận ra bài học cay đắng: Kiếp làm thuê vẫn tốt hơn!

Một ngày nọ, bạn thức dậy và có cảm giác không muốn đi làm. Điều đó không có nghĩa là đã đến lúc bạn nên khởi nghiệp, bạn cần có một lý do hợp lý hơn cho mình.

Bạn ghét công việc của mình. Không sao cả, đó là chuyện bình thường. Có thể bạn ghét văn phòng, hay bạn ghét phải “đi phượt” đi làm, hoặc có thể là do đồng nghiệp của bạn quá kém cỏi. Nhưng lý do sâu xa có lẽ là bạn chính là đang ghét ông sếp của mình.

Vì vậy bạn muốn bỏ việc. Đó là bản năng của con người. Quá trình suy nghĩ của bạn có thể mô phỏng giống như những điều dưới đây:

1. Làm việc với ông sếp này thực sự khó chịu.

2. Làm việc với những người khác cực kỳ bực mình.

3. Bạn giỏi về những lĩnh vực bạn đang làm.

4. Bạn nên làm một mình.

5. Bạn nên lập một doanh nghiệp riêng cho mình.

Ghét công việc là một lý do thật tuyệt vời khi bạn cảm thấy đang chán nản. Đó cũng là một lý do tuyệt vời để nghỉ việc. Nhưng đây là một lý do hết sức kinh khủng để khởi nghiệp. Bởi chắc chắn bạn sẽ thất bại.

Khi khởi nghiệp, bạn không hẳn là đã thoát khỏi kiếp nhân viên. Bạn sẽ có một người sếp mới. Bạn sẽ bắt buộc phải làm việc trong nhiều giờ đồng hồ. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng công việc bạn đang làm chẳng dễ dàng gì hơn công việc trước kia. Thậm chí bạn có thể sẽ phải làm việc cật lực hơn nữa. Sếp mới của bạn thậm chí còn không cho bạn nghỉ phép khi bạn bị bệnh chứ đừng nghĩ đến những kỳ nghỉ hàng năm.

“Bà ta” rất độc ác và keo kiệt.

Bởi vì bây giờ bạn là sếp của chính mình. Và bạn không thể nào thoát khỏi chính bạn.

Chán việc, ghét sếp tôi nghỉ việc để khởi nghiệp và rồi nhận ra bài học cay đắng: Kiếp làm thuê vẫn tốt hơn! - Ảnh 1.

Kinh doanh là một công việc khó khăn. Khởi nghiệp là một chuyện khó khăn. Khi bạn chính thức dấn thân vào con đường khởi nghiệp, bạn đang chọn cho mình một con đường khó khăn, vất vả và đầy gian khổ.

Theo thống kê, khả năng cao là bạn sẽ thất bại. Thậm chí ngay cả khi ban đầu việc kinh doanh có thể thuận lợi, điều đó không khẳng định là doanh nghiệp của bạn sẽ tồn tại lâu dài. Tôi biết là những điều tôi nói trên nghe thật buồn, nhưng sự thật là:

80% các doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa trong vòng 18 tháng đầu. 90% các công ty khởi nghiệp thất bại và bị bỏ rơi hay bị đóng cửa.

Đây là sự thật chẳng thể chối cãi. Nếu bạn khởi nghiệp với một lý do không chính đáng hay chỉ đơn giản không muốn tiếp tục công việc này hoặc làm việc với ông sếp khó ưa thì chắc chắn là bạn sẽ không có tên trong danh sách 20% hay 10% doanh nghiệp thành công đâu.

Bạn bắt buộc phải có một lý do hợp lý và đúng đắn khi quyết định thành lập một công ty.

Vậy lý do chính đáng là gì?

Bạn có thể khởi nghiệp khi thực sự tin vào sản phẩm hay dịch vụ của mình và sẵn sàng biến những niềm tin đó thành hành động và nỗ lực thực tế.

Bạn có thể khởi nghiệp bởi vì bạn đã sẵn sàng cho cuộc chiến. Chiến đấu với những đối thủ của bạn, với sự đa dạng của khách hàng và cả những mặt tốt và mặt xấu của bản thân bạn.

Bạn có thể khởi nghiệp bởi vì bạn có kỹ năng và nguồn lực để công ty bạn hoạt động một cách hiệu quả và có chiến lược.

Đó là những lý do chính đáng. Và còn hàng trăm lý do khác nữa. Một vài lý do có thể áp dụng cho tất cả các loại doanh nghiệp và một vài lý do chỉ có thể áp dụng trong trường hợp của chính công ty bạn.

Nhưng lý do mà tôi yêu thích nhất là lý do của Aaron Patzer, nhà sáng lập Mint.com:

Bạn trở thành một doanh nhân và bạn thành lập ra một công ty để giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Mai Lâm

Theo Nhịp Sống Kinh Tế/Medium

Chán việc, ghét sếp tôi nghỉ việc để khởi nghiệp và rồi nhận ra bài học cay đắng: Kiếp làm thuê vẫn tốt hơn!
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here