Doanh nghiệp TMĐT Việt Nam ‘cầm tay chỉ việc’ cho 200.000 thanh niên khởi nghiệp bán nông sản quê mình lên Shopee, Lazada

0
294

“Lần đầu tiên các sàn TMĐT lớn của Việt Nam đưa các sản phẩm nông sản, thực phẩm lên sàn. Đây là điều kiện tốt để thanh niên các địa phương khởi nghiệp thông qua các sản phẩm OCOP – những đặc sản nông nghiệp riêng biệt của các địa phương”, Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT nhận định.

Doanh nghiệp TMĐT Việt Nam ‘cầm tay chỉ việc’ cho 200.000 thanh niên khởi nghiệp bán nông sản quê mình lên Shopee, Lazada

Ảnh minh họa. Nguồn: Cổng TTĐT Cà Mau.

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ký kết hợp tác cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) nhằm hỗ trợ thanh thiếu niên nâng cao nhận thức và năng lực về thương mại điện tử, chuyển đổi số.

Theo thỏa thuận hợp tác, trong giai đoạn 2021 – 2023, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và VECOM phối hợp tổ chức – thực hiện các chương trình, hoạt động về thương mại điện tử (TMĐT), chuyển đổi số cho 100.000 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ, 200.000 thanh niên ứng dụng trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương và hỗ trợ 500.000 thanh niên nâng cao nhận thức, năng lực về TMĐT, chuyển đổi số.

TMĐT đang ngày càng được quan tâm trong thời gian qua trong bối cảnh đại dịch, khi việc học, việc làm, kinh doanh, buôn bán đều phải thực hiện trên nền tảng số“, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó Chủ tịch VECOM – chia sẻ.

Doanh nghiệp TMĐT Việt Nam ‘cầm tay chỉ việc’ cho 200.000 thanh niên khởi nghiệp bán nông sản quê mình lên Shopee, Lazada - Ảnh 1.

Theo ông Dũng, chương trình tập huấn sẽ được thiết kế dành riêng cho thanh niên, cung cấp từ kiến thức, công nghệ, từ những công cụ để làm sao cho các thanh niên có thể dễ dàng tiếp cận. Việc tập huấn này dựa trên thực hành, “cầm tay chỉ việc” những công việc hàng ngày mà các doanh nghiệp của hiệp hội đang tương tác và phát triển trên TMĐT.

Trong nguy có cơ, ngay cả những người nội trợ trước giờ chưa từng lên trên online, mua hàng trực tuyến giờ cũng tham gia mua hàng, trả tiền điện, tiền nước và các hoạt động khác trên online. Và đây cũng là lần đầu tiên các sàn TMĐT lớn của Việt Nam đưa các sản phẩm nông sản, thực phẩm lên sàn. Đây là điều kiện tốt để thanh niên các địa phương khởi nghiệp thông qua các sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) – những đặc sản nông nghiệp riêng biệt của các địa phương”, ông Dũng nói thêm.

“Chúng tôi cũng làm chương trình trao đổi hàng hóa giữa các địa phương để làm sao không còn câu từ “giải cứu nông sản” cho Việt Nam. Chúng ta sẽ dùng lực lượng thanh niên tại chỗ để hỗ trợ hội phụ nữ, doanh nghiệp công thương tại các địa phương”.

Theo chương trình hợp tác, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và VECOM sẽ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thương mại điện tử, chuyển đổi số cho cán bộ, hội viên, thanh niên; tư vấn định hướng, giáo dục nghề nghiệp về thương mại điện tử, nâng cao kỹ năng nghề liên quan đến thương mại điện tử cho thanh niên; phát động chương trình “Thanh niên khởi nghiệp cùng kinh tế số”; xây dựng sàn thương mại điện tử “Thanh niên khởi nghiệp sáng tạo cùng nông sản, đặc sản Việt Nam”; xây dựng bộ tiêu chuẩn số cho doanh nghiệp chuyển đổi số và cẩm nang hướng dẫn chuyển đổi số doanh nghiệp,…

Trong khuôn khổ hợp tác, chương trình “Thanh niên khởi nghiệp cùng kinh tế số” được tổ chức, phát động giải thưởng nhằm khích lệ và vinh danh các cá nhân và nhóm thanh niên tham gia xuất sắc các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế số, hỗ trợ các mô hình kinh doanh khởi nghiệp phát triển trên nền tảng số.

Bên cạnh đó, việc xây dựng sàn TMĐT “Thanh niên khởi nghiệp sáng tạo cùng nông sản, đặc sản Việt Nam” sẽ góp phần nâng cao chất lượng và sản lượng tiêu thụ trên thị trường cho bà con nông dân ở mỗi tỉnh thành tham gia thông qua các giải pháp ứng dụng công nghệ và hoạt động quảng bá nông sản, đặc sản Việt trên sàn TMĐT.

Bình An

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Doanh nghiệp TMĐT Việt Nam ‘cầm tay chỉ việc’ cho 200.000 thanh niên khởi nghiệp bán nông sản quê mình lên Shopee, Lazada
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here