Khi sự ‘mặc cảm’ vì kém thông minh dẫn tới thành công của người giàu nhất thế giới: Đôi khi bạn phải biết mình là ai!

0
642

Jeff Bezos có thể đang là người giàu nhất thế giới nhưng ông có thể không phải người thông minh nhất, ít nhất đó là điều chính ông từng nghĩ khi còn là sinh viên.

Khi sự 'mặc cảm' vì kém thông minh dẫn tới thành công của người giàu nhất thế giới: Đôi khi bạn phải biết mình là ai!

Với khối tài sản trị giá 126 tỷ USD, CEO của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, Jeff Bezos hiện đang là người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, ông có thể không phải là người thông minh nhất, ít nhất đó là điều ông đã nghĩ khi còn là sinh viên đại học.

Trước khi thành lập Amazon và bán sách trực tuyến, Bezos là sinh viên chuyên ngành vật lý tại Đại học Princeton vào những năm 1980. Và dù là một trong 25 sinh viên top đầu của chương trình học, Bezos vẫn cho rằng mình chưa đủ thông minh để cạnh tranh. Chính vì vậy, ông chuyển sang chuyên ngành kỹ thuật điện và khoa học máy tính và quyết định đó đã thay đổi toàn bộ cuộc sống của ông.

Khi sự mặc cảm vì kém thông minh dẫn tới thành công của người giàu nhất thế giới: Đôi khi bạn phải biết mình là ai! - Ảnh 1.

Tỷ phú Jeff Bezos.

Bezos chia sẻ với Wired năm 1999: “Tôi nhìn xung quanh và nhận thấy rõ ràng rằng có ba người trong lớp giỏi vật lý hơn tôi rất nhiều và mọi việc dường như dễ dàng hơn nhiều với họ. Họ thực sự có tư duy đáng kinh ngạc”.

Một thời gian sau, khi loay hoay giải một bài toán trong nhiều giờ mà vẫn không thành công, Bezos nhận ra rằng đã đến lúc thay đổi. Vị tỷ phú kể lại với Economic Club năm 2018: “Hồi còn học đại học, có lần tôi học toán với bạn cùng phòng, Joe, người cũng rất giỏi toán. Hai chúng tôi đã cùng nhau giải bài tập trong ba tiếng đồng hồ và không đi đến đâu cả.

Cuối cùng, chúng tôi phải hỏi một người bạn khác là Yasantha Rajakarunanayake. Cậu ấy nhìn vào bài tập một lúc và nói đáp án là ‘Cosine’. Tôi rất ngạc nhiên và sau đó, cậu ta kéo chúng tôi sang phòng mình và viết lời giải ra ba trang giấy, dẫn tới kết quả cuối cùng là cosine.

Khi tôi hỏi rằng ‘Cậu vừa nghĩ ra sao?”, Yasantha đáp rằng cách đây ba năm, cậu ta từng giải một bài toán tương tự nên mới có thể viết ra mọi thứ của vấn đề và nhìn ra ngay đáp án là cosine”.

Theo Bezos, đó là khoảnh khắc ông nhận ra mình nên theo đuổi một nghề nghiệp khác. Ông chủ của Amazon chia sẻ: “Đó là khoảnh khắc quan trọng với tôi bởi tôi chợt ngộ ra mình sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà vật lý lý thuyết giỏi. Tôi bắt đầu tự hỏi bản thân rất nhiều điều. Trong hầu hết các ngành nghề, nếu nằm trong 10% người giỏi nhất, cơ hội của bạn là rất lớn. Trong vật lý lý thuyết, bạn phải là một trong 50 người hàng đầu thế giới, nếu không, mọi thứ sẽ không mấy sáng sủa”.

Sau khi cân nhắc, Bezos đã thay đổi chuyên ngành học và tốt nghiệp Princeton năm 1986 với bằng kỹ sư điện và khoa học máy tính. Đến năm 1994, ông mở cửa hàng bán sách trực tuyến Amazon trong gara ô tô của nhà mình ở Bellevue.

Khi sự mặc cảm vì kém thông minh dẫn tới thành công của người giàu nhất thế giới: Đôi khi bạn phải biết mình là ai! - Ảnh 2.

Jeff Bezos thời trẻ trong kho sách của Amazon.

Lý do là khi đang làm việc tại một quỹ phòng hộ, Bezos phát hiện ra một thống kê đáng kinh ngạc: Hệ thống website đang có tốc độ tăng trưởng 2.300%/năm. Điều đó đã thúc đẩy ông ra mắt Amazon để chớp lấy thời cơ tận dụng mạng internet. Thời điểm hiện tại, gã khổng lồ Amazon có giá trị vốn hóa hơn 1.000 tỷ USD.

Có thể nói, sự nhạy bén của Bezos từ khi còn là một sinh viên giỏi chuyên ngành vật lý đến lúc có việc làm không tồi tại quỹ phòng hộ chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp ông đạt được thành công như ngày nay.

Gia Vũ

Theo Trí Thức Trẻ/CNBC

Khi sự ‘mặc cảm’ vì kém thông minh dẫn tới thành công của người giàu nhất thế giới: Đôi khi bạn phải biết mình là ai!
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here