Nhà đầu tư đặt niềm tin vào startup ASEAN

0
455

Với sự phổ biến của người dùng di động và dân số tương đối trẻ, Đông Nam Á đã trở thành một điểm nóng kỹ thuật số trong những năm trở lại đây. Khu vực này tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ngoài thị trường Ấn Độ và Trung Quốc. 

Tuy nhiên, một báo cáo gần đây của công ty Cento Ventures có trụ sở tại Singapore cho thấy đầu tư công nghệ trong khu vực đã chậm lại đáng kể, từ 12 tỷ USD năm 2018 xuống còn 7,7 tỷ USD vào năm 2019. Có một mối lo ngại về lợi nhuận của các công ty khởi nghiệp cũng như sự bùng phát của virus corona sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Năm 2018, hàng tỷ USD đã được huy động bởi những kỳ lân trong Đông Nam Á. Điển hình là một số vòng tài trợ lớn đã được công bố trong nửa đầu năm 2018 thuộc về các startup kỳ lân như 2 tỷ USD của Lazada, 2 tỷ USD của Grab và 1,5 tỷ USD của Gojek.

Các nhà đầu tư mạo hiểm (VC) chia sẻ vẫn đặt niềm tin mạnh vào các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á mặc cho dòng vốn tài trợ vào khu vực giảm.

Các nhà đầu tư mạo hiểm (VC) chia sẻ vẫn đặt niềm tin mạnh vào các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á mặc cho dòng vốn tài trợ vào khu vực giảm. Ảnh: Medcitynews.

Trong khi, năm 2019 chứng kiến các khoản đầu tư mới tại các doanh nghiệp tỷ đô này dường như đều nhỏ hơn so với 2018. Sự khác biệt duy nhất cho thấy sự gia tăng tích cực là thị trường đã đón nhận nhiều thỏa thuận có sự tham gia của các công ty đầu tư mạo hiểm nhỏ hơn.

Một trong những xu hướng đáng chú ý nhất trong năm 2019 là số giao dịch công nghệ đầu tư mạo hiểm. Cụ thể, năm ngoái khu vực đã chứng kiến tổng số 608 giao dịch với tổng số tiền đầu tư vào các giao dịch nhỏ (dưới 50 triệu USD) cũng xác lập kỷ lục mới với tổng số 2,4 tỷ USD, tăng từ 1,5 tỷ USD năm 2018. Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ thể hiện sự quan tâm, đầu tư lành mạnh của VC vào các công ty khởi nghiệp trong khu vực.

Những con số về các loại giao dịch trong báo cáo cũng cho thấy mức tăng trưởng ở hầu hết các quy mô giao dịch. Điển hình, loại giao dịch nhỏ nhất (dưới 0,5 triệu USD và thường là vòng hạt giống) có số lượng và giá trị nhiều hơn gấp đôi. Trong khi đối với các giao dịch từ 0,5 triệu USD đến 10 triệu USD (thường là các vòng Series A & B) chỉ tăng hơn 50% cả về số lượng và giá trị.

Những kỳ lân hàng đầu Đông Nam Á tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh ở nhiều mảng dịch vụ khác nhau. Trong đó, Grab và Gojek, hai công ty khởi nghiệp chuyên về nền tảng đặt xe là hai cái tên nổi bật với hàng loạt các sáng kiến ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ tài chính, cho vay, bảo hiểm…

Năm 2019 chứng kiến một số vòng đầu tư lớn của các công ty công nghệ lớn. Đáng chú ý nhất là Traveloka với mức vốn huy động được 420 triệu USD và 300 triệu USD của VNPay. Những cái tên ít quen thuộc hơn cũng đã công bố các vòng đấu lớn, như Ruangguru, Kredivo, Advance.ai, Tiki.vn và Scommerce.

Thị trường cũng đa dạng hóa ngành nghề với nhiều lĩnh vực dẫn đầu như du lịch, dịch vụ tài chính và thanh toán tăng trưởng mạnh mẽ. Chăm sóc sức khỏe, hậu cần và giáo dục cũng được hưởng lợi từ sự quan tâm của nhà đầu tư tăng lên.

Báo cáo cũng nhấn mạnh các khoản đầu tư vào công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Việt Nam và Thái Lan đã có sự tăng trưởng đáng kể, biểu thị một số thay đổi trong xu hướng đầu tư so với trước đây, khi chỉ chuyên cho các startup có trụ sở ở Indonesia và Singapore.

Với số lượng dân số lớn và mức độ đòi hỏi dịch vụ trực tuyến ngày càng nhanh chóng thì việc các ngành công nghiệp phải áo dụng công nghệ mới để chuyển đổi hoạt động là điều không thể tránh khỏi. Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ và cũng sẽ xuất hiện nhiều làn sóng khởi nghiệp công nghệ lớn mới xuất hiện để thu hút nhiều nhà đầu tư trong 2020.

Hiền Trang

Nhà đầu tư đặt niềm tin vào startup ASEAN
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here