CEO 7X chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp thành công

0
1250

Đang nắm trong tay nhà máy phân bón NPK với doanh thu hàng năm lên tới hơn 400 tỷ đồng, nhưng CEO 7X Trần Quốc Cường (sinh năm 1979, Tổng Giám đốc Công ty TNHH An Hưng Nông) vẫn đam mê xây dựng chuỗi giá trị nông sản khi biết nhiều loại cây trồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay bị “dội chợ”.

Từ tháng 12/2018, Công ty TNHH An Hưng Nông bắt đầu đi vào vận hành nhà máy chế biến nông sản với quy mô đầu tư khoảng 150 tỷ đồng tại tỉnh Long An. Dự kiến, công suất nhà máy sẽ ép khoảng 5.000 lít nước trái cây mỗi giờ; đồng thời, các phụ phẩm trái cây sau khi ép sẽ được tận dụng để sản xuất phân bón hữu cơ (khoảng 12.000 tấn/năm).

Ông chủ thương hiệu “phân bón miền Tây”

Kể về cơ duyên đến với ngành nông nghiệp, Trần Quốc Cường cho biết, sau khi tốt nghiệp THPT, anh đăng ký học ngành công nghệ thông tin của Trường Hoa Sen (nay là Đại học Hoa Sen – TP.HCM). Sau khi tốt nghiệp, công việc cũng khá ổn định nhưng trong một lần tình cờ gặp lại bạn bè cũ làm trong lĩnh vực nông nghiệp, nghe bạn say mê kể về quá trình đầu tư và thu trái ngọt, Cường thấy đam mê lúc nào không hay. Vậy là, bỏ dở công việc, Cường quyết định… thi vào Trường Đại học Nông – Lâm, bắt đầu công cuộc cắp sách đi học tiếp ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật.

Anh Trần Quốc Cường (trái) giới thiệu về dây chuyền phân loại trái cây và kho lạnh bảo quản trái cây chuẩn bị được đưa vào sản xuất từ tháng 12 năm nay. Ảnh: Q.H

Sau khi ra trường, có một thời gian Cường đi làm cán bộ tiếp thị và phát triển thị trường cho nhiều hãng phân bón lớn. Nhờ đó, anh thấy được cơ hội với ngành này và quyết định “dồn hết vốn liếng” để mở Nhà máy sản xuất phân bón NPK mang thương hiệu An Hưng Nông (từ năm 2010). Chỉ 2 năm sau đó, CEO 7X Trần Quốc Cường đã phát triển thương hiệu phân bón An Hưng Nông ra khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, rồi sau đó “tấn công” sang thị trường Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Thời điểm hoàng kim, doanh thu của An Hưng Nông vượt qua con số hơn 500 tỷ đồng.

Bây giờ phân bón nước ngoài nhập về với giá thành rẻ hơn do không phải chịu thuế VAT đầu vào, lại thêm phân bón sản xuất kém chất lượng tràn ngập thị trường… nên sức cạnh tranh của An Hưng Nông giảm đi nhiều. Chưa kể, Nghị định 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón với nhiều quy định mới buộc chúng tôi phải làm hợp quy lại, đổi bao bì mới để đáp ứng được yêu cầu” – CEO 7X thở dài.

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng Cường vẫn không chịu lùi bước. Khi sức mua của thị trường giảm, anh quyết định phát triển mạnh kênh bán lẻ (đại lý cấp 2) chứ không vào đại lý phân phối nữa, vì vậy giá thành sản phẩm rẻ hơn. Thêm vào đó, anh tìm đến các hợp tác xã nông nghiệp để liên kết cung ứng phân bón trực tiếp, với giá tốt nhất.

Nhờ cách làm này, sản phẩm phân bón An Hưng Nông vẫn cung ứng ra thị trường các tỉnh miền Tây đều đều. Hiện có 17 HTX (sản xuất cây ăn trái, lúa) ở khắp các tỉnh miền Tây liên kết với An Hưng Nông để mua phân bón trực tiếp.

Không chỉ được mua phân bón với giá thành tốt nhất, các HTX tham gia liên kết với An Hưng Nông cũng được giãn công nợ đến cuối mùa vụ. Riêng với các hộ nông dân nhỏ lẻ ở khắp các tỉnh miền Tây, chúng tôi cũng cho họ giãn công nợ khoảng 1,5 tháng, đồng thời chúng tôi có các chính sách khuyến mãi như tặng nón, tặng thùng bón phân… cho nông dân”- anh Cường nói.

Hiện tại, dù công suất nhà máy NPK được thiết kế chỉ 30.000 tấn/năm nhưng đã hoạt động hết công suất và phân bón An Hưng Nông được thị trường chấp nhận, mang về doanh thu ổn định khoảng hơn 400 tỷ đồng/năm.

Quyết tâm làm chuỗi giá trị nông sản

Trong quá trình phát triển thị trường phân bón, nhận thấy vùng nguyên liệu trái cây ở Đồng bằng sông Cửu Long rất tiềm năng nhưng cứ đến vụ lại… “dội” chợ và bị thương lái ép giá, thậm chí là mang bỏ, Cường rất trăn trở: “Làm sao tận dụng nguồn nguyên liệu trái cây này để tạo ra giá trị lớn nhất, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân?”. Trăn trở ấy đã khiến anh… bạc cả tóc nghĩ cách.

Hiện tại, dây chuyền sản xuất này tham gia sơ chế các sản phẩm rau củ, trái cây khác với quy mô khoảng 1.500 tấn/tháng, để cung ứng sang các thị trường như Trung Quốc (khoảng 90%), Nhật Bản, Nga…”.

Anh Trần Quốc Cường

Năm 2014, một dây chuyền sơ chế sản phẩm nông nghiệp trị giá 35 tỷ đồng của An Hưng Nông ra đời. Theo anh Cường, cơ chế hoạt động của dây chuyền sơ chế này là An Hưng Nông sẽ bao tiêu đầu ra sản phẩm trái cây của một số HTX nông nghiệp. Sau khi phân loại, những sản phẩm trái cây, nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ được đóng gói để xuất khẩu; còn lại những trái cây chưa đủ tiêu chuẩn thì ép lấy nước hoặc sấy.

Đặc biệt, mới đây nhất, Trần Quốc Cường đã cùng một doanh nghiệp tại TP.HCM cùng nghiên cứu ra một loại nhũ tương (dung dịch) giúp xử lý và bảo quản trái cây tốt hơn từ 15-25 ngày so với cách xử lý bình thường (chiếu xạ) để xuất khẩu.

Chúng tôi đã nghiên cứu và ứng dụng thành công, dung dịch này khi xử lý trái cây sẽ giúp dư lượng hóa chất bám trên bề mặt trái cây, rau củ bị oxy hóa hết; đồng thời cũng giúp khử vi khuẩn trên bề mặt trái cây, rau củ. Hiện, chúng tôi đang xin phép để đăng ký bảo hộ, nếu được cấp phép thì chắc chắn giá thành để xử lý trái cây xuất khẩu sẽ giảm rất nhiều so với chiếu xạ như hiện nay” – Cường cho biết.

Ngoài ra, để hoàn thiện dây chuyền sản xuất của mình, tháng 3.2018, anh Cường quyết định đầu tư nhà máy ép nước trái cây trị giá khoảng 150 tỷ đồng. Nhà máy bắt đầu vận hành từ đầu tháng 12.2018 với quy mô khoảng 200 công nhân thường xuyên làm việc. “Hiện tại, chúng tôi đã nhận được khá nhiều hợp đồng gia công nước ép trái cây cho các doanh nghiệp nước ngoài. Sau khi ép nước, dự kiến mỗi ngày sẽ có khoảng 30 tấn vỏ trái được thải ra và chúng tôi cũng đang gấp rút hoàn thiện nhà máy phân bón hữu cơ để tận dụng lượng vỏ trái này sản xuất phân bón với quy mô khoảng 12.000 tấn/năm” – anh Cường cho biết thêm.

CEO 7X chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp thành công
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here