Thanh niên 9X trồng hoa hồng xứ Bắc trên phố núi, thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm

0
1114

Chỉ cách TP. Pleiku khoảng gần 7km, chúng tôi đến với vườn hồng của chàng trai trẻ Đặng Quang Quyết (28 tuổi, phường Chi Lăng, TP.Pleiku). Giữa cái nắng khốc liệt tháng 3 của Cao Nguyên nhưng vườn hồng của anh Quyết vẫn phát triển xanh tốt.

Tâm sự về hành trình lập nghiệp với nghề trồng hoa hồng, anh Quyết chia sẻ, sau khi tốt nghiệp THPT, năm 2009 gia đình anh Quyết đã từ Hà Nội vào Gia Lai lập nghiệp. Vốn có nghề từ làng nghề trồng hồng ở Mê Linh (Hà Nội) nên khi vào Gia Lai, Quyết đã nuôi chí lớn sẽ tiếp tục nghề này ở vùng đất đỏ bazan. Nghĩ là làm, Quyết vay mượn bạn bè, người thân được 300 triệu đồng rồi mua 1ha đất trống để ươm giống hồng. Dốc hết vốn, chàng trai trẻ 18 tuổi thời ấy đã về Hà Nội mua 34.000 gốc hoa hồng rồi đem vào Gia Lai trồng thử nghiệm.

Chàng trai trẻ Đặng Quang Quyết nuôi hoa hồng Bắc trên Cao Nguyên

Chàng trai trẻ Đặng Quang Quyết nuôi hoa hồng Bắc trên Cao Nguyên

Thời gian đầu trồng hoa, Quyết gặp không ít khó khăn do chưa quen với thổ nhưỡng, khí hậu. Cây hoa hồng cứ còi cọc, không phát triển. Lúc này, Quyết “khăn gói” đến một số trại hoa khác để học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc hoa hồng trên đất đỏ bazan.

Vườn hồng rộng hơn 1ha của anh Đặng Quang Quyết

Vườn hồng rộng hơn 1ha của anh Đặng Quang Quyết

“Gia Lai vào mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoa. Nhằm khắc phục, tôi đã lắp đặt thêm hệ thống béc, tưới phun mưa. Chi phí cho giàn béc tưới cùng hệ thống cung cấp nước cho hoa, Quyết đã đầu tư khoảng gần 100 triệu đồng. Nghề trồng hoa hồng mất rất nhiều công cán chăm sóc, đặc biệt là giai đoạn ra nụ rất hay bị bệnh. Chính vì vậy, việc phòng bệnh phải rất cẩn thận, nhất là giai đoạn hồng bung nụ. Đặc biệt, để có cây hồng khỏe mạnh cần rất nhiều phân chuồng và bổ sung thêm các loại phân có hàm lượng ka-li để giúp cây ra nhiều lộc, hoa…”, Quyết chia sẻ thêm.

“Gia Lai vào mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoa. Nhằm khắc phục, tôi đã lắp đặt thêm hệ thống béc, tưới phun mưa. Chi phí cho giàn béc tưới cùng hệ thống cung cấp nước cho hoa, Quyết đã đầu tư khoảng gần 100 triệu đồng. Nghề trồng hoa hồng mất rất nhiều công cán chăm sóc, đặc biệt là giai đoạn ra nụ rất hay bị bệnh. Chính vì vậy, việc phòng bệnh phải rất cẩn thận, nhất là giai đoạn hồng bung nụ. Đặc biệt, để có cây hồng khỏe mạnh cần rất nhiều phân chuồng và bổ sung thêm các loại phân có hàm lượng ka-li để giúp cây ra nhiều lộc, hoa…”, Quyết chia sẻ thêm.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Quyết cho biết: “Gần 1ha hồng cắt cành này mình trồng được 10 năm rồi. Bình thường, khoảng 7-8 năm là phải tái canh lại nhưng nếu chăm sóc tốt có thể hơn 10 năm. Những ngày lễ 8/3, 14/2, vườn mình không đủ hoa để giao cho khách vì nguồn cung thì ít mà cầu lại nhiều. Dịp 8/3 này, mình cắt bán được hơn 40.000 bông hồng Nhung. Vì ngày lễ nên hoa hồng giá khá cao, lên đến 5.000 đồng/bông, còn bình thường mình bỏ sỉ chỉ từ 800 đồng đến 3.000 đồng/bông…”. Riêng dịp 8/3 năm nay, vợ chồng anh Quyết thu về gần 250 triệu đồng tiền bán hồng cắt cành.

Phạm Hoàng

Thanh niên 9X trồng hoa hồng xứ Bắc trên phố núi, thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here