Câu chuyện của ông chủ Luxury VIP và hành trình nuôi dưỡng ước mơ chỉ với 1,5 triệu đồng khởi nghiệp

0
1277

Vạn sự khởi đầu nan

Kể về những ngày đầu tập tành kinh doanh của mình, doanh nhân Phạm Quang Tùng cho biết, anh khởi nghiệp từ năm 16 tuổi với hành trang chỉ 1,5 triệu đồng và niềm đam mê đặc biệt với điện thoại công nghệ. Anh kể: “Từ nhỏ mình đã mê điện thoại rồi, ham tới nỗi mỗi lần mang điện thoại đi sửa, mình tỉ mẩn quan sát người ta tháo lắp điện thoại và ghi nhớ từng công đoạn không khác gì một người thợ học việc”.

Mất công mang điện thoại đi sửa nhưng đến lúc về nhà, anh lại dựa vào những gì quan sát được để tự mày mò tháo lắp chính chiếc điện thoại của mình. Và thói quen ấy được anh duy trì suốt những năm sau này bởi: “Đến tận bây giờ, mình vẫn có thể lắp lại một chiếc điện thoại Vertu đã tháo rời thành hoàn chỉnh như cũ” – doanh nhân Phạm Quang Tùng hồ hởi cho biết.

Doanh nhân Phạm Quang Tùng đã trải qua nhiều khó khăn trước khi chạm tay đến thành công

Doanh nhân Phạm Quang Tùng đã trải qua nhiều khó khăn trước khi chạm tay đến thành công

Cũng chính từ tình yêu mãnh liệt với những chiếc điện thoại, cậu thiếu niên 16 tuổi Phạm Quang Tùng đã bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình như thế. Ngoài điện thoại, anh còn kinh doanh cả vàng tây và biệt danh “Tùng Vàng” cũng gắn liền với anh từ đó.

Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, anh cho biết quả thật là “vạn sự khởi đầu nan”. Thời điểm năm 1996, đời sống còn khó khăn và điện thoại di động vẫn là một khái niệm khá xa lạ với người dân nên doanh số bán hàng của anh chỉ đạt 1 chiếc điện thoại mỗi tháng. Vốn ít nên lúc đó anh cũng không dám và không thể nhập nhiều hàng một lúc. Thế mà bằng niềm đam mê và ý chí quyết tâm của mình, anh đã từng bước vượt qua những gian nan ngày đầu và dần mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình.

Sau này khi trở thành một doanh nhân nổi tiếng, Phạm Quang Tùng vẫn không quên thổ lộ tình yêu đặc biệt mà anh dành cho những dòng điện thoại cao cấp hàng đầu thế giới. Anh nhấn mạnh, “Muốn kinh doanh thành công, bạn phải thật sự yêu thích lĩnh vực mà mình kinh doanh rồi dần dần nuôi dưỡng sở thích đó thành niềm đam mê, có như vậy mới không dễ dàng đầu hàng trước khó khăn”.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức

Năm 1998, nhận thấy điện thoại di động trở nên phổ biến hơn, anh quyết định dùng toàn bộ số vốn tích cóp được sau 2 năm khởi nghiệp là 15 triệu đồng để mở cửa hàng kinh doanh điện thoại đầu tiên của mình tại địa chỉ 558 Trần Khát Chân (Hà Nội). Từ những ngày đầu khởi nghiệp trăm ngàn khó khăn, công việc kinh doanh của doanh nhân Phạm Quang Tùng dần khởi sắc.

Nếu như trước đây, cả tháng may ra chỉ bán được 1 chiếc điện thoại thì nay, doanh số trung bình hàng tháng của cửa hàng anh tăng lên mức 10 chiếc điện thoại di động. Không chịu an phận làm ông chủ một cửa hàng điện thoại nhỏ, anh quyết tâm trang bị cho chính bản thân mình bằng cách tham gia nhiều khoá học kinh doanh tại Singapore, Đức, Thuỵ Sĩ.

Từ những kiến thức học được, anh áp dụng vào công việc kinh doanh của mình và dần được nếm những trái ngọt đầu tiên trong sự nghiệp. Việc kinh doanh ngày càng phát triển, Phạm Quang Tùng liên tục mở thêm nhiều cửa hàng mới tại các tuyến phố đắt đỏ nhất Hà Nội như Xã Đàn, Hàng Bún, Phố Huế,… Đặc biệt, năm 2006, anh trở thành 1 trong 3 người đầu tiên đưa những mặt hàng xa xỉ về Việt Nam, đồng thời tập trung xây dựng thương hiệu Luxury VIP chuyên kinh doanh dòng điện thoại cao cấp Vertu và đồng hồ của các hãng nổi tiếng trên thế giới.

Từ những kiến thức học được, anh áp dụng vào công việc kinh doanh của mình và dần được nếm những trái ngọt đầu tiên trong sự nghiệp. Việc kinh doanh ngày càng phát triển, Phạm Quang Tùng liên tục mở thêm nhiều cửa hàng mới tại các tuyến phố đắt đỏ nhất Hà Nội như Xã Đàn, Hàng Bún, Phố Huế,… Đặc biệt, năm 2006, anh trở thành 1 trong 3 người đầu tiên đưa những mặt hàng xa xỉ về Việt Nam, đồng thời tập trung xây dựng thương hiệu Luxury VIP chuyên kinh doanh dòng điện thoại cao cấp Vertu và đồng hồ của các hãng nổi tiếng trên thế giới.

Những thành công trong việc phân phối điện thoại Vertu cũng giúp anh thoả lòng đam mê khi sở hữu bộ sản phẩm cao cấp khiến nhiều người ngưỡng mộ, đó là bộ sưu tập 6 chiếc điện thoại Vertu có tên “Đường đua”. Bộ sưu tập này gồm 6 máy ASCENT được đặt tên theo 6 đường đua nổi tiếng nhất thế giới và được trưng bày tại trụ sở chính của hãng Vertu tại Luân Đôn (Anh).

Sử dụng chất liệu titanium chuyên dùng để sản xuất vỏ máy bay, tàu vũ trụ nên dòng máy này có khả năng chịu lực tốt nhất hiện nay, dù có bị ô tô chèn qua vẫn nguyên vẹn. Máy được thiết kế tinh xảo với 388 chi tiết, tạo nên nét sang trọng, độc đáo đầy cuốn hút với người dùng.

“Kể từ ngày kinh doanh Vertu đến nay, đây là bộ sưu tập mà mình tâm đắc nhất trong đời. Với mình, nó đáng quý và đặc biệt không phải ở giá trị vật chất, mà mình phải cạnh tranh với rất nhiều đại lý nổi tiếng khác để có thể sở hữu” – anh Tùng chia sẻ. Được biết, giá trị hiện nay của bộ sưu tập ASCENT lên đến 300.000 USD (khoảng 7 tỷ đồng) song anh không có ý định bán mà chỉ để trưng bày tại cửa hàng Luxury VIP số 11 Điện Biên Phủ.

Thành công đến đâu vẫn không quên sẻ chia

Khi được hỏi những bạn trẻ có giấc mơ start-up phải làm thế nào để đạt được thành công như anh, doanh nhân Phạm Quang Tùng không ngại bộc bạch, dĩ nhiên kinh doanh cũng cần đến may mắn, song quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực của bản thân.

“Như tôi đã từng nói, khởi nghiệp cần đam mê nhưng để thành công phải có uy tín. Đó cũng là hai yếu tố quan trọng nhất với những người làm kinh doanh. Ngoài ra, các bạn trẻ khởi nghiệp cũng phải quyết đoán, khi đã chắc chắn được 70% thì cần đưa ra quyết định ngay, đừng chờ chắc tới 99% mới quyết định thì cơ hội đã vụt qua mất rồi”.

Đặt uy tín làm tôn chỉ kinh doanh số 1 nên trong công việc, Phạm Quang Tùng là một người vô cùng cầu toàn và có những yêu cầu rất cao. Thế nhưng trong cuộc sống hàng ngày, anh khiến những người tiếp xúc cùng đều bất ngờ vì dù đã thành đạt đến vậy những vẫn chân thành, giản đơn và luôn cởi mở. Không dừng lại ở đó, Tùng Vàng còn từng khiến dư luận xôn xao vì nghĩa cử cao đẹp vào cuối năm 2017.

Ngoài công việc kinh doanh, Phạm Quang Tùng còn là một người đam mê với âm nhạc. Anh là một người bạn khá thân thiết với nhiều ca sĩ nổi tiếng.

Thời điểm đó, khi đang tham gia giao thông, chiếc xe Bentley Continental GT Speed của anh bất ngờ bị một chiếc xe bồn bê tông đâm vào gây hư hỏng nặng. Qua khám nghiệm hiện trường, lực lượng chức năng xác định lỗi thuộc về tài xế xe bồn và anh này sẽ phải thanh toán toàn bộ chi phí sửa chữa xe lên đến 300 triệu đồng. Tuy nhiên, qua trò chuyện, biết hoàn cảnh tài xế xe bồn vô cùng khó khăn, anh Tùng đã tự mình thanh toán mọi chi phí sửa chữa liên quan đến vụ tai nạn mà không yêu cầu tài xế xe bồn bồi thường dù chỉ 1 đồng.

Hành động nhân văn của doanh nhân trẻ nhận được rất nhiều lời tán dương của cộng đồng mạng. Giữa “mưa lời khen”, anh chỉ bình thản cho biết: “Mình cũng từng trải qua những ngày khó khăn nên rất thông cảm với hoàn cảnh của người tài xế kia. Tai nạn xảy ra là điều không ai mong muốn, không nên lợi dụng nó để đẩy người ta vào bước đường cùng”.

Đức tính biết cảm thông được doanh nhân Phạm Quang Tùng nhiều lần thể hiện khi thường xuyên là mạnh thường quân giấu mặt cho các chương trình từ thiện lớn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu như ai cũng cùng chung suy nghĩ với anh Tùng, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, biết cảm thông và chia sẻ cho nhau.

Câu chuyện của ông chủ Luxury VIP và hành trình nuôi dưỡng ước mơ chỉ với 1,5 triệu đồng khởi nghiệp
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here