Xin gửi đến anh chị em, cô/chú, các bạn trẻ 1 bài về Marketing vì rất nhiều startup, Doanh Chủ còn nhiều lầm lẫn giữa việc lập strategy và việc lên 1 kế hoạch thực thi marketing:
——————————–
Kết Cấu của 1 Marketing Strategy Plan for SMEs nhỏ/Startup?
(Sau khi đã tự làm 1 số market research cơ bản về thị trường)
——————————–
1. Chiến Lược Thương Hiệu của Startup?
2. Kiến Trúc Thương Hiệu?
3. Định Vị Thương Hiệu?
4. Kế Hoạch Thực Thi (6P)? (Hay còn gọi kế hoạch marketing)
——————————–
Đi vào từng phần của MÔ HÌNH KIM TỰ THÁP bên trên:
#1 Chiến Lược Thương Hiệu:
Sứ mệnh thương hiệu là gì? (Mission Brand)
Tầm nhìn của thương hiệu? (Vison Brand)
Kế hoạch mở rộng phạm vi thương hiệu? (Brand extension)
………………..
#2 Kiến Trúc Thương Hiệu?
Các SP nếu gồm nhiều nhóm ngành hàng thì sẽ đi theo mô hình đặt tên thương hiệu như thế nào, nếu công ty kinh doanh nhiều loại dịch vụ khác phân khúc, cùng phân khúc thì tên gọi sẽ như thế nào (dùng chung tên, tên mẹ – con, hay tên độc lập…).
Các logo chung màu sắc, hay khác, điểm nhấn…
Cần có 1 Brand Guideline và 1 cấu trúc thương hiệu rõ ràng ngay từ đầu cho các nhóm ngành hàng, nhóm nhãn hiệu, nhóm dịch vụ của công ty để đảm bảo không gây rối và khó nhận diện cho khách hàng mục tiêu.
Ví dụ: công ty cổ phần cổng vàng là đơn vị kinh doanh các chuỗi nhà hàng ẩm thực (cổng vàng là Company Brand) nhưng các chuỗi thì là brand độc lập (Kichi kichi, Sumo BBQ,…) không liên quan đến nhau và khác mô hình ẩm thực, khác phân khúc và trên hết khác cả màu sắc chủ đạo nhận diện.
………………..
#3 Định Vị Thương Hiệu?
Trước khi định vị, cần nghiên cứu khách hàng tiềm năng qua 3 bước cơ bản (nếu đơn vị lớn thì cần nhiều hơn):
Hiểu Nhu Cầu Khách Hàng (sử dụng 7 lăng kính consumer)
Phân khúc nhu cầu (theo 5 cấp độ phân khúc thị trường)
Phân tích Insight khách hàng.
………………..
Sau đó định vị thương hiệu bằng cách trả lời 9 câu hỏi trong Brand Key Model (Trên group Dix đã có bài nói về Brand Key, các member có thể tra cứu tham khảo) bao gồm:
Root Strength: Giá trị lợi ích lớn nhất của thương hiệu đem đến cho khách hàng của mình.
Competitive Environment: Hiểu về thị trường như môi trường kinh doanh tiềm năng, độ lớn thị trường, đối thủ cạnh tranh, thương hiệu nào là số 1 trong lĩnh vực kinh doanh.
Target: Khách hàng mục tiêu là ai? Độ tuổi nào? Thói quen sở thích ra sao, nhu cầu mong muốn của họ là gì?
Insight: Thấu hiểu khách hàng cần gì, muốn gì ? sản phẩm giải quyết được gì cho họ? họ tương tác ra sao với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?
Enefits: Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm cả lợi ích về mặt lý tính cũng như cảm tính.
Value, Personality, Different: Giá trị và cá tính đặc trưng của thương hiệu. Là thứ mà khách hàng liên tưởng tới khi nhắc tới thương hiệu. Điểm khác biệt, độc đáo, duy nhất.
Reason to Believe: Lý do khiến khách hàng đặt niềm tin vào thương hiệu của bạn?
Core Value: Giá trị cốt lõi của thương hiệu, thứ không thể thay thế bởi bất cứ yếu tố nào, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phát triển xoay quanh điều này.
Dựa trên 9 thành tố, viết ra 1 phương án định vị cho Brand của bạn để tạo sự khác biệt hóa. Thường có 4 yếu tố để khác biệt (sản phẩm, dịch vụ, nhân sự, hình ảnh).
………………..
#4 Kế Hoạch Thực Thi Marketing (6P)
– Mục Tiêu Marketing (dựa trên mục tiêu kinh doanh): cần SMART, có thời gian rõ ràng. Mục tiêu Marketing thường liên quan đến Thị Phần, đến SỐ KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG phải có được, khác với mục tiêu Truyền Thông là số khách hàng mục tiêu tiếp cận được chứ chưa chắc sẽ có được, vì để khách lựa chọn chúng ta thì cần những chữ P khác như giá phải phù hợp, bao bì phải đẹp, phải có sales tư vấn chốt đơn hàng…)
Kế hoạch cho 6 chữ P:
Product.
Price.
Package – Image.
Place.
Positioning Message. (dựa vào #3 để viết nhé)
Poromotion. (thường các agency sẽ thực hiện chữ P này, đi kèm mục tiêu truyền thông là cam kết số khách hàng tiếp cận được)
………………..
Nếu ngành dịch vụ thì chữ P: Package sẽ thay bằng Process là quá trình cung cấp dịch vụ.
Việc hoạch định 6 chữ P phải dựa trên TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH của SMEs / Startup để 6 chữ P là phải thực thi được, không viễn vong.
Tất nhiên hiện nay có 7P, rồi 9P, nhưng không phải đơn vị nào cũng áp dụng được.
Và mọi sai lầm trong hoạch định 6 chữ P đều phải trả giá bằng RẤT RẤT NHIỀU TIỀN. Và việc triển khai 6 chữ P đều tốn ít, tốn nhiều cả về tiền bạc lẫn nhân lực, thời gian. Do đó, trước khi triển khai 6 chữ P, cần làm thật tốt 3 bước bên trên và 3 bước đó hoàn toàn không tốn bất kỳ chi phí nào.
Vậy anh chị em,cô/chú đã lập kế hoạch chưa? Thử ngay nhé, chỉ nên thiết lập trên 1 trang giấy thôi để dễ kiểm soát và thực thi.
– Hùng Nanado – Sáng Lập Nanado Solution, Marketing Agency –
(Bài viết đăng trong Group FB Quản trị và Khởi nghiệp).