Khởi nghiệp đơn độc một mình chưa bao giờ là sự lựa chọn tốt và mang tới thành công. Bạn nên có cộng sự sát cánh bên mình. Khởi nghiệp cùng cộng sự mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ với riêng công ty mà còn với cá nhân nhà lãnh đạo.
Dưới đây là những lợi ích khi có thêm người cộng sự cùng kinh doanh khởi nghiệp.
1. Cân bằng những điểm mạnh của bạn
Điều quan trọng khi chọn cộng sự là người đó cân bằng được những điểm mạnh của bạn. Một nhóm làm việc tốt sẽ hội tụ đủ 4 kỹ năng: lên kế hoạch, đổi mới, giữ ổn định và thống nhất mọi thứ. Đó cũng là những yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp lớn mạnh. Tuy nhiên, một người thường chỉ tỏa sáng ở 2 trong 4 lĩnh vực kể trên.
Do đó, việc hợp tác cùng cộng sự giúp cả hai cân bằng điểm mạnh của nhau, đảm bảo công việc được xử lý suôn sẻ theo cách cả 2 mong muốn.
2. Thử thách bản thân
Hợp tác cũng là một cơ hội để nhà lãnh đạo thử thách bản thân. Hãy tìm một người mà bạn vừa muốn hợp tác, vừa muốn “chiến đấu” với họ. Điều đó giúp cải thiện kỹ năng của bạn.
Lãnh đạo là công việc cô đơn, và khi tự điều hành doanh nghiệp, bạn sẽ rất dễ mắc bệnh chủ quan duy ý chí. Tuy nhiên, việc hợp tác với người khác sẽ thúc đẩy và thách thức bạn nghĩ khác đi. Đó cũng là một cách giữ doanh nghiệp đi đúng hướng.
3. Xem xét quan điểm đối lập
Những quyết định thông minh nhất hiếm khi được đưa ra bởi một người. Dù hai người có cách nghĩ khác biệt không giống nhau và đôi lúc có những cuộc tranh luận sôi nổi nhưng sẽ có những thống nhất hợp lý cuối cùng.
Để tìm ra điểm chung, hai người nên thống nhất với nhau về tầm nhìn và mục tiêu.
4. Nâng cao tinh thần trách nhiệm
Tinh thần trách nhiệm giúp bạn làm tốt công việc, không chỉ vì bản thân mà còn cho người khác. Có rất nhiều doanh nhân làm việc hiệu quả dưới áp lực trách nhiệm công việc.
Trong trường hợp bạn “gục ngã” thì vẫn luôn có người để bạn dựa vào, che chắn và hỗ trợ. Việc cộng tác với một người đáng tin cậy giúp bạn vượt qua những giới hạn công việc thường ngày, chú tâm phát triển kinh doanh.
Ngoài ra, sự hợp tác khiến bạn có trách nhiệm hơn đối với công việc bởi đó không chỉ là việc của riêng bạn, nó còn ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo của người khác.
5. Hợp tác vì… không đủ khả năng thuê
Sự công bằng trong kinh doanh và lợi ích từ tên gọi “đồng sáng lập” đủ hấp dẫn để thu hút người ngoài gia nhập ban lãnh đạo công ty, cũng là cách để họ chấp nhận làm việc mà không cần được trả lương quá cao.
6. Hạn chế tổn thất
Công việc lãnh đạo không chỉ toàn màu hồng, nó còn gây ra những tổn thất nhất định, một trong số đó là tình trạng căng thẳng, kiệt sức.
Khi bạn rơi vào cảnh áp lực, căng thẳng, kiệt sức vì lao tâm khổ tứ phát triển công ty, vẫn sẽ còn cộng sự thay bạn gánh vác mọi thứ.
7. Có cơ hội gắn bó với ai đó
Các nhà cộng sự có nhiều thời gian làm việc chung với nhau. Đó cũng là một cách giúp họ thân thiết, gắn bó với nhau hơn.
Việc hợp tác với ai đó tạo cơ hội để bạn gắn bó hơn với họ, nhờ đó hạn chế xảy ra lục đục nội bộ.
8. Nên tránh kiểu hợp tác bình đẳng
Các cộng sự nên tránh kiểu hợp tác bình đẳng (50-50) vì cuối cùng, công ty vẫn cần có một người ra quyết định sau cùng. Một thỏa thuận hợp tác bình đẳng rất dễ rơi vào bế tắc, đồng nghĩa với việc không có quyết định nào được đưa ra.
Nhiều tình bạn ‘ra đi’ vì kiểu bình đẳng này và nó làm tổn hại đến công ty, gia đình.
9. Tìm ra đồng nghiệp ăn ý
Đối với một doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, người chủ cần có khả năng lập chiến lược và giải quyết những khó khăn. Đây cũng là công việc chiếm phần lớn thời gian của nhà lãnh đạo.
10. San sẻ gánh nặng
Việc có thêm cộng sự sẽ giúp nhà lãnh đạo san sẻ gánh nặng khi công ty rơi vào tình trạng thua lỗ. Hơn thế, đó cũng là người buộc bạn phải đứng dậy sau thất bại để tập trung giải quyết khó khăn kế tiếp.
Một cộng sự ăn ý có thể là nguyên nhân cho sự thành công của doanh nghiệp. Hãy dành thời gian thích hợp để cân nhắc xem ai là người bạn muốn chung nhóm và bạn có thể giữ mối hợp tác đó phát triển đến mức nào.