6 bước tự tạo dựng danh tiếng cho thương hiệu kinh doanh

0
1325

Bài viết của chị Lan Bercu, Tác giả 36 Kế Trong Kinh Doanh Hiện Đại, Nhà sáng lập LanBercu TV đăng trong Group FB Quản trị và Khởi nghiệp.

6 BƯỚC TỰ TẠO DỰNG DANH TIẾNG CHO CÁ NHÂN, THƯƠNG HIỆU & KINH DOANH Trong Kỷ Nguyên 4.0

Tôi còn nhớ những ngày còn rất trẻ làm trưởng phòng Đối Ngoại PR cho công ty dầu khí Anh BP Oil. Những ngày mà cơ chế nhà nước trì trệ quan liêu bao cấp bắt đầu sụp đổ cùng với kinh tế thị trường mới và đất nước Việt Nam bắt đầu mở cửa. Ngày đầu tiên tôi được gửi đi nước ngoài đào tạo nâng cao PR. Một cô giám đốc PR lớn tuổi của vùng chở tôi đi khắp các cây xăng của BP ở Singapore và Malaysia để không phải giải thích về “retail” (mạng lưới bán lẻ), mà về giá trị của thương hiệu. Cô hỏi: “Lan, em có biết giá trị của cái tên BP này hiện giờ năm 1997 là bao nhiêu không? Cái gì làm BP khác với Chervon, Shell hay Petronas hay Petrolimex? “

Lần đầu tiên trong đời tôi hiểu được giá trị “khủng” vượt qua thể chất vật chất của “danh tiếng, thương hiệu”.

Sự nổi tiếng được xây dựng là cả một quá trình đầu tư thời gian, nổ lực và tâm huyết. Nổi tiếng không phải dễ dàng đạt được, và khi đạt được rồi, để duy trì lại càng thử thách nhiều hơn. Tuy nhiên, ngày nay ở kỷ nguyên 4.0, với thế giới xuyên suốt toàn cầu, với công nghệ thông tin miễn phí, việc xây dựng thương hiệu cá nhân, thương hiệu kinh doanh và tạo tên tuổi là một việc trong tầm tay. Chỉ cách đây khoảng 12 năm, ngoài thật lực, bạn phải cần rất nhiều tiền và nguồn lực để tạo tên tuổi. Ngày nay, chỉ cần thật lực, đam mê, kỷ luật và quyết tâm bạn có thể xây dựng tên tuổi, thương hiệu và trở thành nổi tiếng.

Gần 7 năm qua, tôi xây dựng thương hiệu và tên tuổi cho cá nhân và doanh nghiệp của mình trên thị trường quốc tế mà không bao giờ bỏ một đồng xu nào vào việc PR. Hôm nay tôi muốn chia sẻ 6 bước viết bằng 6 chữ S mà tôi trải nghiệm và thiết kế giúp các bạn dễ nhớ như sau: SPECIALIZE, SCRIBE, SPEAK, SPIKE, SUSTAIN & SELL.

1. SPECIALIZE ( Xác định điểm mạnh, vượt trội, hướng đến chuyên gia)

a. Mục tiêu bạn muốn nổi tiếng để làm gì?
b. Xác định một hay hai điểm vượt trội, điểm nhấn, điểm siêu mạnh của bạn/ dòng sản phẩm bạn là gì?
c. Chọn chủ đề, hay sản phẩm làm điểm “anchor”.
d. Đam mê và lòng tin về chủ đề hay sản phẩm này có đủ mạnh và dồi dào đến nổi bạn có thể “liên tu bất tận” nói về nó, “ăn ngủ” với nó, hy sinh tất cả vì nó?

2. SCRIBE ( Viết, viết, viết)

Tạo dựng nội dung “content” chất là bí kíp thành công của thế giới “viral” và kỷ nguyên 4.0 này. Nếu không có “content”, thì thế giới Google, Youtube, Facebook, Instagram, Craiglist, Pinterest, Quora… sụp đổ trong phút chốc.

Vì thế các anh dân chơi players “khủng” này cực kỳ trân trọng những chủ nhân tạo contents. Viết về chủ để/ ý tưởng chung quanh chủ đề hay sản phẩm bạn đã chọn. Đừng đợi đến khi làm chuyên gia mới viết, mà hãy viết viết viết cho đến khi thành chuyên gia. Liên tục học hỏi, đọc, nghiên cứu, quan sát, theo dõi, nói chuyện với người chung quanh để đi chuyên sâu vào chủ đề/ topic của mình.

Khi tôi bay từ nơi này sang nơi khác, khi chờ hải quan các nước làm thủ tục nhập cảnh. Tôi luôn hỏi họ: “Anh có được huấn luyện cách nhìn một hành khách, diện mạo, đánh giá? Điều gì làm anh nghi ngờ và chặn họ lại để kiểm tra thêm? Làm sao hình tôi trong passport rất khác ngoài đời, làm sao anh phân định được là tôi?”. Dù bận rộn mấy, hải quan các nước ngay cả Việt Nam luôn tươi cười trả lời những câu hỏi của tôi. Và tôi lại học thêm được rất nhiều bí ẩn của ngành cảnh sát/ hải quan… và áp dụng cho chủ đề chuyên môn của mình. Hãy có tiêu chí hướng đến làm chuyên gia chiều sâu, không nên làm “người cái gì cũng biết” mà cái gì cũng hời hợt… Thêm vào đó, khi bạn không có điểm nhấn thì rất khó để người khác nhớ đến bạn.

Ngày nay, các mạng xã hội Linkedin, Facebook, Instagram, FB Group, Fan Page… giúp ta đi thẳng đến người đọc mà không phải qua “agent”, hay thông qua những anh chàng báo chí media truyền thống cồng kềnh, tốn kém mà độ lan truyền lại không cao. Khi bạn có “chất”, bạn sẽ nhận ngay sự ủng hộ mãnh liệt của cộng đồng.

Lâu dần bạn tạo được fan base, bạn sẽ bắt đầu viết sách để tạo vị thế chuyên gia. Quá trình thai nghén một tác phẩm sẽ giúp bạn suy ngẫm và đi rất chuyên sâu vào chủ đề. Bản thân bạn đào sâu kiến thức. Thị trường bắt đầu ghi nhận bạn ở vị thế của một tác giả- chuyên gia.

3. SPEAK (Chia sẻ, nói, diễn giả, phỏng vấn)

Đừng đợi đến khi làm diễn giả thì mới đi chia sẻ. Các bạn có thể chia sẻ trong nhóm của mình, công ty mình, với bạn của mình… Khi cảm thấy tự tin hơn và nhận được phản hồi cải thiện của các nhóm nhỏ, thì hãy tiếp tục ra khỏi vùng an toàn, chia sẻ cho các nhóm thanh niên, nhà thờ, chùa chiềng, trường học miễn phí để xây dựng fan page, tạo lòng tự tin và thực tập kỹ năng giao tiếp trình bày trước công chúng.

Hàng ngày, có hàng ngàn hàng chục ngàn báo đài các dạng khác nhau từ báo giấy, radio, TV cho đến trực tuyến online… cần tài liệu, cần nội dung chất để lấp thời lượng mà họ phải có để phát sóng. Đừng ngại liên lạc với họ. Nếu họ từ chối, làm lơ…. thì đã sao!!! Có lẽ họ bận, có lẽ chủ đề/ sản phẩm bạn chưa thích hợp, có lẽ bạn chưa đủ “chất”. Hãy tiếp tục liên lạc với họ, hãy tiếp tục tạo “chất”… không dịp này thì dịp khác, không báo này thì báo khác… sẽ có lúc bạn được ghi nhận.

Và đến một ngày thì họ săn lùng bạn. Khi bạn có chất thì họ vô cùng mừng rỡ và hân hạnh đón tiếp bạn. Họ sẽ làm việc vào ban đêm , thứ bảy, chủ nhật chỉ để có được bạn và theo thời gian biểu của bạn. Dù bạn ở bất cứ nơi đâu, họ vẫn săn lùng và tìm ra bạn. Đó là trải nghiệm của cá nhân tôi.

4. SPIKE ( Nổi bật, tạo sóng, tạo khác biệt)

Trong 8 tháng vừa qua khi sản xuất chương trình LanBercu TV miễn phí cho cộng đồng người Việt. Tôi đã học hỏi rất nhiều từ việc sản xuất, xây dựng nội dung, điều tiết chi phí và tạo sóng. Trong dòng sản phẩm của bạn, các nội dung của bạn… sẽ có một sản phẩm tạo “SPIKE”. Chúng ta sẽ không biết trước được đó là sản phẩm nào, nội dung nào, chủ đề nào cho đến khi bạn nhận sự quan tâm ủng hộ ồ ạt của thị trường, cùng với những phản bác của “hater” (những người đi theo nguyền rủa, căm ghét và phá bạn không biết vì lý do gì).

Tôi gần đây trải nghiệm điều này thật thú vị khi một video của Lanbercu TV thật sự “SPIKE”. Đối với một kênh giáo dục khô khan, chọn lọc cho người tri thức, chứ không phải kênh giải trí, thì mong đợi và kỳ vọng của tôi cũng rất khiêm tốn. Tuy nhiên, một video “SPIKE” trong vòng 2 tuần có gần 200k likes, trong 4 tuần từ 5k subs dẫn đến 20k subs (lượt đăng ký), kéo theo hàng ngàn inbox và comments. Rồi tiếp tục kéo theo khoảng một chục “haters”.

Khi chúng tôi kiểm tra lại, thì những video SPIKE là những video đáp ứng “nỗi niềm” của khán giả, trả lời vào thẳng những điều họ quan tâm và muốn biết. Các chiến lược về SEO (search engine optimism), tạm dịch là từ khóa tối ưu đều không có giá trị nhiều so với việc tìm hiều và đáp ứng được nổi niềm của khán giả, khách hàng…

Hơn nữa, đội quân hùng hậu chuyên gia toán học của Google/ Youtube ngày đêm thay đổi SEO từng phút từng giây. Tìm hiểu nỗi niềm và nhu cầu thật sự của khán giả, khách hàng, người tiêu dùng hiệu quả hơn tìm hiểu SEO, Một dòng sản phẩm/ nội dung SPIKE lại tiếp tục kéo tiếp những dòng sản phẩm khác… nội dung khác “ăn theo”. Sức ảnh hưởng và độ lan truyền như cơn lốc theo hệ số lũy thừa.

Khi điều tuyệt vời này xảy ra với bạn, thì bạn đừng quên…

5. SUSTAIN (Tiếp tục, duy trì)

Thật ra chúng ta có thể làm một điều gì đó điên khùng, mất đạo đức để gây xì can đan… để tạo sự chú ý chứ không cần làm việc chăm chỉ như qua 4 bước trên. Tuy nhiên, bạn có dám làm nó không? Rồi nếu làm được thì giữ được cơn lốc đó bao lâu? Làm sao tiếp tục tạo xì can đan này đến xì can đan khác để duy trì được cái sự “nổi tiếng” đó? Con đường tắt này đối với tôi không khả dĩ tí nào.

Khi bạn tạo SPIKE thì đã có lốc, có đà. Bạn hãy tiếp tục sáng tạo, sáng tác, đem đến giá trị và trao tặng. Sự tiếp tục duy trì và trao tặng giá trị sẽ đem đến tên tuổi và sự thành công bền vững.

6. SELL (Kinh doanh)

Khi 5 bước trên làm tốt rồi thì thị trường sẽ đi tìm bạn, khách hàng sẽ đến với bạn, cần và mong chờ sản phẩm của bạn. Bước SELL này diễn ra một cách tự nhiên, ở “scale” tầm cở lớn. Michelle Phan đã từng bị hãng mỹ phẩm Lancome khước từ vị trí bán hàng.

Tuy nhiên, chỉ vài năm sau Lancome đi tìm Michelle Phan và nhờ cô làm đại diện cho thương hiệu Lancome. Lancome tốn cả chục triệu đô la thuê người mẫu chuyên nghiệp, nghệ nhân trang điểm chuyên nghiệp, quay phim chuyên nghiệp để làm video… nhưng chỉ có vài trăm lượt xem. Michelle Phan tự làm video trong phòng ngủ với vỏn vẹn một cái smartphone nhưng có hàng chục triệu lượt xem.

Lý do: Cô liên tục sáng tạo, đem đến giá trị trao tặng hơn một thập niên qua.

6 bước tự tạo dựng danh tiếng cho thương hiệu kinh doanh
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here