Vốn luôn là vấn đề đầu tiên khi bắt đầu khởi nghiệp, nếu đã có ý tưởng nhưng đang tìm nhà đầu tư, quỹ đầu tư để huy động vốn thì đây là những thông tin bạn nên biết.
Dưới đây là những quỹ đầu tư uy tín về khoa học công nghệ bạn có thể tham khảo để tiếp cận:
1. Quỹ đầu tư hỗ trợ AFD tại Việt Nam
Năm 2009, cùng với cơ quan hợp tác Nhật bản JICA, AFD đã khởi xướng Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (Support Program to Respond to Climate Change – SPRCC).
Đây là một chương trình hỗ trợ ngân sách nhiều năm được trên cơ sở những cải cách và tiến triển của Chính phủ về các chính sách công góp phần chống biến đổi khí hậu (năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệp, ở các tòa nhà và trong giao thông, quản lý nguồn nước…).
2. Quỹ môi trường toàn cầu Việt Nam (GEF)
Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được thành lập trong thời gian trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio năm 1992, để giúp giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách nhất hành tinh.
Kể từ đó, GEF đã tài trợ 14,5 tỷ $ và huy động 75,4 tỷ $ tài trợ bổ sung cho gần 4.000 dự án. GEF cũng đã trở thành đối tác quốc tế của 183 quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân để giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.
3. Hanns Seidel Foundation
Họp sáng lập tại Munich 11 tháng 4 năm 1967 Hanns Seidel Foundation nhập vào các hiệp hội đăng ký tại tòa án huyện Munich. Hanns Seidel Foundation (HSF) hỗ trợ các chương trình nhằm chuyển đổi kinh tế, bảo vệ môi trường, cũng như phát triển kinh tế và xã hội bền vững.
4. Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước
Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước (VPCT) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Hỗ trợ hoạt động của các chương trình bên cạnh VPCT chương trình có các ban chủ nhiệm (BCN) chương trình. BCN chương trình được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ KH&CN và có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng tổ chức quản lý việc thực hiện các chương trình. Các chương trình đều có các trang thông tin điện tử để thông tin về các hoạt động của mình.
5. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học công nghệ
Cơ quan chủ quản/chủ dự án: Bộ Khoa học và Công nghệ. Cơ quan thực hiện: Ban Quản lý Dự án FIRST (CPMU) do Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) thành lập làm đầu mối triển khai Dự án, thường trực giúp Bộ thực hiện chức năng chủ đầu tư.
6. FPT Capital
FPT Capital là cánh cổng mở ra cơ hội đầu tư vào những dự án của tập đoàn FPT và của các công ty thành viên như FPT Telecom, FPT Software, FPT Information System, FPT Distribution, FPT Technology Development Center;
Với lợi thế vượt trội về công nghệ của tập đoàn FPT, FPT Capital có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ phù hợp nhằm gia tăng mạnh mẽ hiệu quả hoạt động kinh doanh; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các thủ tục pháp lý để thành lập công ty, thẩm định doanh nghiệp, tư vấn thuế, tư vấn/đàm phán các hoạt động thôn tính/sáp nhập và giải quyết các vụ tranh tụng; hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp các hoạt động về tài chính như xây dựng phương án tài trợ vốn tối ưu, huy động vốn, thẩm định tài chính và các hoạt động liên quan đến quá trình chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) hoặc niêm yết.
7. Quỹ hạt giống: 500 startups
500 Startups là một Silicon Valley quỹ hạt giống đầu tư mạo hiểm và khởi động máy gia tốc được thành lập bởi cựu cựu sinh viên PayPal và Google.
8. Dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (BIPP)”
Mục tiêu tổng quát của dự án nhằm đóng góp vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam và giúp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế để trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020 nhờ một lực lượng mạnh các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ.
Mục tiêu cụ thể của Dự án là hỗ trợ Bộ KH&CN xây dựng một môi trường hài hòa cho các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ dựa trên khung pháp lý được cải thiện và một loạt các cơ chế gắn kết cho việc thành lập và vận hành các vườn ươm KH&CN nhằm tăng cường khu vực doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ.
9. Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan: IPP
Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, Giai đoạn 2 (IPP2) là một Chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) được đồng tài trợ bởi chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan.
IPP hiện đang triển khai giai đoạn 2 (IPP2) từ năm 2014 đến 2018 với tổng ngân sách là 11 triệu euro. IPP hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa có thu nhập trung bình vào năm 2020. Mục tiêu của IPP là thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thông qua việc gia tăng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.
10. Câu lạc bộ khởi nghiệp trẻ YCS
YCS Club: Thành lập 1 cộng đồng những người đã, đang và sẽ khởi nghiệp, 1 Câu lạc bộ có hội nhóm thực ngoài đời có tinh thần start-up. Hiện tại đang hoạt động trên Online và Offline song hành
Đội ngũ cố vấn gồm những chuyên gia về tất cả các mảng (Ít nhất 10 chuyên gia). Đa số về marketing online và nhân sự.
Sứ mệnh: Kết nối cộng đồng Start-up Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp , dấy lên phong trào khởi nghiệp trên toàn Việt Nam. Nâng cao năng lực cạnh tranh của start-up Việt Nam.

11. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF)
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (tên giao dịch tiếng Anh: Small and Medium Enterprise Development Fund, viết tắt là SMEDF) được thành lập nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp
Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp được chuyển đổi từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương để quản lý tập trung, thống nhất, có hiệu quả các nguồn thu từ phần vốn nhà nước góp tại các doanh nghiệp, bao gồm cả các nguồn thu từ quá trình sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
13. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (sau đây gọi tắt là Quỹ) là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ.
Vốn Điều lệ của Quỹ: 1000 tỷ VNĐ. Quỹ được cấp vốn bổ sung hàng năm từ ngân sách nhà nước để đạt tổng mức vốn điều lệ của Quỹ.
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (sau đây gọi tắt là Quỹ) là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ.
14. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Tên giao dịch quốc tế là National Foundation for Science and Technology Development, viết tắt là NAFOSTED) được thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2008.
Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đề xuất.
15. CLB Nhà đầu tư Thiên thần thuộc tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp HATCH!Program (HATCH!ANGEL)
Cũng như CLB Nhà đầu tư Thiên thần thuộc LBC tại TP Hồ Chí Minh, những nhà sáng lập trong HATCH!ANGEL nhận thấy được tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên công nghệ hiện tại và nhu cầu vốn cũng như được hướng dẫn về mặt kinh doanh của các doanh nghiệp đó.
16. Câu lạc bộ Nhà đầu tư Thiên thần (Angel Invesor Club)
Câu lạc bộ Nhà đầu tư Thiên thần (Angel Invesor Club) thuộc CLB doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) mới được thành lập vào ngày 5 tháng 2 năm 2015 tại Lễ công bố danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2015 tại TP Hồ Chí Minh
Mục tiêu:
Xây dựng một cộng đồng những doanh nhân thành công, những chuyên gia giàu kinh nghiệm sẵn sàng chia sẻ tâm sức với những dự án khởi nghiệp của giới trẻ, qua đó tạo ra sự thay đổi của nền kinh tế và xã hội với những doanh nghiệp khởi nghiệp thành công biết ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Hình thành một cơ chế kết nối bền vững giữa hai đầu: nhà đầu tư/người hướng dẫn/người kết nối thị trường và các bạn trẻ khởi nghiệp.
Góp phần hoàn thiện hóa hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.
Tiến tới việc hình thành một quỹ đầu tư mạo hiểm của Việt Nam để hỗ trợ doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp.
17. Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam
Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (Vietnam Startup Foundation – VSF) được thành lập ngày 16/12/2014 theo Quyết định số 1286/QĐ-BNV của Bộ Nội Vụ, với số vốn điều lệ là 5.200.000.000 VNĐ
Đối tượng tập trung : Công dân, nhà khoa học Việt Nam có nhu cầu, nguyện vọng lập nghiệp, khởi nghiệp; Tổ chức, nhóm nhà khoa học có nhu cầu, nguyện vọng lập nghiệp, khởi nghiệp, đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh; Doanh nghiệp khoa học và công nghệ có nhu cầu mở rộng sản xuất trên nền tảng ứng dụng khoa học và công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Quỹ sẽ tập trung phát triển vào các lĩnh vực : Công nghệ thông tin; Công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp; Văn hóa
18. Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam
Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ phê duyệt tại Quyết định số 1383/2013/QĐ-BKHCN ngày 4/6/2013 với mục tiêu thúc đẩy thương mại hóa công nghệ ưu tiên thuộc các lĩnh vực năng lượng, y sinh, cơ khí, tự động hóa, vật liệu mới, công nghệ thông tin và viễn thông theo mô hình Thung lũng Silicon và xây dựng mối quan hệ giữa Quỹ đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp khởi nghiệp. Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp được Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ giao làm đơn vị chủ trì thực hiện Đề án.
19. Quỹ DFJ Vina capital
Vina Capital hiện có 4 quỹ đầu tư tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, công nghệ thông tin và viễn thông: Quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng (2007), Vietnam Opportunity Fund, VinaLand (2006) và DFJ Vina Capital L.P (2006) – với tổng vốn trên 1 tỷ USD.
Một trong những quỹ đầu tư thuộc Vinacapital thành công là DFJ Vina capital (Draper Fisher Jurvetson Vinacapital), đây cũng là quỹ duy nhất trong 4 quỹ của Vina Capital đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới.
Danh mục các khoản đầu tư của DFJV chỉ đếm trên đầu ngón tay và được chia ra thành đèn xanh – đèn vàng – đèn đỏ, tập trung chủ yếu vào các công ty công nghệ thông tin và viễn thông đã được cổ phần hóa.
20. CyberAgent
CyberAgent Ventures là Công ty quản lý các Quỹ đầu tư mạo hiểm của Nhật trực thuộc tập đoàn CyberAgent (Công ty mẹ là công ty internet hàng đầu Nhật bản, hiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tokyo với mã 4751, vốn hoá 400 tỷ JPY tương đương gần 4 tỷ USD. CyberAgent cũng từng là một startup từ năm 1998)
Các doanh nghiệp muốn nhận được tiền đầu tư của CyberAgent Ventures thì phải đáp ứng một số tiêu chí sau: Xu hướng các website cung cấp thông tin (content provider) cũng được chú ý. Ở lĩnh vực này, CAV đã đầu tư cho Foody.vn, Nhaccuatui.com…
Đồng thời, một mảng mà không chỉ các quỹ ĐTMH mà những công ty khai thác trò chơi trực tuyến khá quan tâm là nhóm phát triển game ứng dụng trên nền tảng smartphone…, do Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ hai thế giới về tốc độ tăng trưởng smartphone.
21. IDG Ventures Việt Nam
Quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam và được thành lập bởi Tập Đoàn Dữ Liệu Quốc Tế IDG – công ty truyền thông về công nghệ thông tin lớn nhất thế giới. IDG Ventures bao gồm 5 quỹ đầu tư điều hành độc lập tại Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Ấn Độ, quản lý tổng số vốn xấp xỉ 3.7 tỷ USD. Trong 17 năm qua, IDG Ventures đã đầu tư vào hơn 350 công ty trên toàn cầu.
Trên đây là danh sách những nhà đầu tư uy tín và có tên tuổi. Hãy nắm rõ kế hoạch kinh doanh của mình và bắt đầu quá trình tiếp cận nhà đầu tư thôi nào!
[…] tầm nhìn, định hướng của họ thế nào? Bạn phải hiểu rằng không phải nhà đầu tư nào cũng đặt tiền lên bàn vì họ cần lợi nhuận. Có lúc vì thương hiệu, có […]
[…] khi IDG, Cyber Agent… cùng các quỹ khác rót vốn khá mạnh vào các Startup Việt Nam thì quỹ 100 tỷ đồng của SSI lại đang gặp khó trong vấn đề tìm Startup để […]
[…] môi giới giới thiệu các doanh nghiệp mua chéo sản phẩm của nhau để lấy vốn xây dựng quỹ, đồng thời kêu gọi những doanh nghiệp trong CLB đang thừa vốn cho CLB vay để […]
[…] Web Summit 2016 (VWS2016) là chuỗi sự kiện chuyên sâu dành cho cộng đồng công nghệ chuyên về web được tổ chức thường niên. Được đánh giá là một trong những […]
Some splendid images. Incredible colours. http://tutu.my/author/sararoughle/