Bài viết của anh Trương Anh Tuấn (Tèo Tiếp Thị) đăng trong Group FB Quản trị và Khởi nghiệp.
Sống kiếp cầm quân, chịu trách nhiệm dẫn dắt một đội quân để chinh phạt & mở rộng lãnh thổ là mơ ước của nhiều chiến binh. À không, phải tất cả mới đúng.
Mỗi người có đều có kỹ năng và ưu điểm riêng để tạo ảnh hưởng, nhưng có một số điểm chung:
> Thói quen nhìn bức tranh lớn : trước khi tiến vào chi tiết, họ nhìn tổng quan để xác định mục tiêu ưu tiên.
> Nhìn mục tiêu dài hạn & chia nhỏ kế hoạch cho nhân viên thực hiện. Bám sát quá trình thực hiện & chỉnh sửa liên tục.
> Đồng hành cùng đội ngũ. Đội ngũ sales đa phần khoe chuyện ăn chơi là chính. Nhưng đó là những giờ phút gắn kết ít ỏi sau những giờ đấu trí căng thẳng. Và thường câu chuyện sẽ được thăng hoa sau những chầu bí tỉ cộng với sự đoàn kết mà không cần phải cam kết.
> Hiểu rõ từng thành viên trong đội. Người lãnh đạo nắm bắt được tâm tính của mỗi một cá nhân trong team, từ đó anh ta có kế hoạch phù hợp cho từng cá nhân trong công tác phân việc cũng như xây dựng lộ trình phát triển nhân viên. Họ biết cách truyền lửa cho nhân viên theo cách rất riêng để mọi người đều hiểu và cùng tiến lên theo một hướng.
Và có những điều họ không bao giờ nói ra, Tèo gọi là lãnh đạo kiểu đường phố :
> Nắm bắt thông tin: họ như có tai mắt khắp nơi, có thể nắm được mọi thông tin diễn ra trong khắp địa bàn họ quản lý. Làm cách nào để họ nắm được thì đó vẫn còn là một bí ẩn. (Suy logic quài vẫn chưa ra vấn đề này, dùng tiểu xảo thì dễ hơn).
> Khen công khai & chê kín đáo. Động viên (motivation) là hoạt động khá thường xuyên mỗi khi team có thành tích, nhưng không ít lần các chiến binh được vào phòng riêng và bước ra với một tâm trạng đặc biệt. Chuyện sau đó thì hên xui, nhưng đa phần kết quả sẽ tốt lên.
> Biết cách tạo vùng nổi bật để tạo sự so sánh thành tích cho các vùng khác vươn lên. Ganh tị thành tích (tích cực) là một trong những đòn bẩy gia tăng kết quả cực tốt để đẩy tiềm lực đội ngũ gia tăng. Mà hình như sếp nào cũng vận dụng chiêu này.
> Share quân đảo tướng : đến một lúc nào đó, đội ngũ sẽ có sức ì nhất định. Họ phải ra những quyết định quan trọng để tạo sức bật mới cho đội sales. Đảo vùng quản lý, cho một số người rời khỏi đội ngũ để kiến tạo những giá trị tốt hơn tại đơn vị khác. Không hẳn người dở mới cần phải thay, người giỏi quá cũng nên thay, nếu họ quá ranh ma.
Thấy thì đơn giản vậy chứ các tướng lĩnh chết vì kẻ thù thì ít mà bị đâm sau lưng thì nhiều. Chung quy cũng bởi không hiểu rõ đội ngũ mình lãnh đạo.
Tóm lại:
> sống kiếp cầm quân : TIẾN hoặc BIẾN
> sống kiếp bán hàng : VẤT VẢ hoặc NHỤC NHÃ
> lãnh đạo cách nào cũng được miễn phải hiệu quả, hay nói cách khác là “mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn phải bắt được chuột.”
Và điều đặc biệt : lãnh đạo đội ngũ bán hàng đôi khi không phải là người có vị trí cao nhất!