Trong môi trường văn phòng công sở, sự tương tác giữa nhân viên với “sếp” hay nhân viên với nhau có nhiều khía cạnh. Có nhiều cách để tương tác mang lại hiệu quả, nhưng có những lỗi dù nhỏ lại có thể dẫn tới hậu quả không tốt cho sự phát triển của bạn. Để có thể tránh những lỗi lầm đó, chúng ta không nên:
1Hứa thật nhiều nhưng làm được chẳng bao nhiêu
Có thể bạn từng hứa hẹn với đồng nghiệp và khách hàng của mình, đặc biệt khi bạn nghĩ mình có thể thực hiện được. Bạn hứa với một ai đó và rồi bạn hơi chậm trễ một chút, bạn có thể vẫn nghĩ mình làm tốt vì chỉ trễ hẹn chút xíu.
Nhưng vào thời điểm bạn hứa một điều gì với ai đó, họ sẽ kỳ vọng chính xác như vậy. Điều này thật đáng xấu hổ vì nếu ngay từ đầu bạn biết thiết lập những kế hoạch thì bạn đã có thể hoàn thành đúng tiến độ với kết quả tốt nhất.
2Tự mãn
Đã từ bao giờ bạn không còn chủ động học thêm kỹ năng mới, mở rộng mối quan hệ hay làm mới lý lịch của mình. Nếu bạn không thể nhớ được thì chắc chắn bạn đang tự mãn với bản thân mình.
Thực sự thì tự hài lòng với bản thân chính là “kẻ sát nhân” giết chết sự nghiệp của bạn. Có vẻ bạn đang giả định rằng mọi thứ sẽ không hề thay đổi. Nhưng sự thật là sự thay đổi là không hề tránh khỏi. Nếu bạn luôn học hỏi những điều mới hay biết mở rộng mối quan hệ của mình, bạn sẽ luôn sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì xảy ra.
3Sợ thay đổi
Sợ thay đổi là cặp bài trùng đáng sợ của sự tự mãn. Chắc hẳn bạn đã từng nghe ai đó nói: “Nhưng chúng ta vẫn luôn làm theo cách này”.
Trong một cuộc khảo sát, 91% người trả lời rằng những nhân viên thành công nhất là người có thể thích nghi với môi trường làm việc thay đổi.
Sự thay đổi là một phần cuộc sống của chúng ta, dù bạn có nghĩ nên thay đổi hay thích những cách cũ đi chăng nữa. Bạn không cần phải học cách yêu thích sự thay đổi, hãy bắt đầu học cách để thích nghi với chúng.
4Có cái tôi quá lớn
Bạn đã từng làm việc với những người đạt được nhiều thành công liên tiếp và nghĩ rằng họ là người thành công nhất chưa? Thành công là điều vô cùng tuyệt vời, nó giúp thúc đẩy sự nghiệp của bạn.
Vấn đề ở chỗ là bạn quá lưu tâm đến vấn đề này. Bạn bắt đầu nghĩ rằng thành công là mãi mãi và bạn xứng đáng với điều đó. Đừng bao giờ bằng lòng và yên tâm ngủ quên với chiến thắng. Khi bạn nghĩ rằng mình là người tốt nhất, bạn đang tự đẩy mình vào thất bại đau đớn.
5Tiêu cực
Đôi khi bạn có những suy nghĩ tiêu cực, tâm trạng của bạn thể hiện ra bên ngoài và ảnh hưởng đến những người khác, ngay cả khi bạn không dự định làm thế.
Bạn được thuê để giúp công việc của sếp và mọi người trong nhóm dễ dàng hơn chứ không phải khó khăn hơn. Những người suy nghĩ tiêu cực và hay phàn nàn thường khiến mọi việc trở nên phức tạp.
Nếu mọi người đang phải né tránh để không gây hấn với bạn thì bạn cũng nên chú ý lại thái độ, hành động của mình.
6Chỉ số EQ thấp
Tất cả mọi người đều biết bạn có thể bị sa thải nếu không thể hay không muốn cư xử tốt với những đồng nghiệp khác. Nhưng thực tế thì nhiều người rất kém trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình.
Bạn không nên bộc lộ cảm xúc quá rõ để mọi người đều biết lúc nào bạn buồn chán, tức giận hay thái độ coi thường người khác. Bộc phát cảm xúc, coi thường người khác hay thể hiện thái độ khi đồng nghiệp đang nói chuyện, nhận thức thấp… rất nhiều vấn đề khác gọi chung là trí thông minh cảm xúc (EQ) thấp sẽ gây hại cho sự nghiệp của bạn.
7Nịnh sếp
Nịnh không phải là cách xây dựng mối quan hệ trên tinh thần tôn trọng, đó là sự lén lút và lừa lọc. Đừng cố nâng tầm cái tôi của sếp để nhận sự chiếu cố của họ. Điều này không công bằng với các đồng nghiệp đang cố gắng làm việc. Có thể bạn muốn có mối quan hệ tốt đẹp với sếp, nhưng đừng ngầm phá hoại đồng nghiệp của mình.
Rất nhiều người nghĩ rằng chỉ những sai lầm nghiêm trọng mới có thể hủy hoại sự nghiệp của mình, nhưng thực tế thì chỉ cần những sai lầm nhỏ cũng có thể gây những thất bại lớn trong sự nghiệp.