Bắt mạch chứng bệnh “sợ đổi mới”, “ngại thích nghi” của nhà lãnh đạo với ‘Agility’

0
511

Thích nghi trong thời đại số đòi hỏi sự lột xác, dấn thân. Nhưng, đột ngột thoát khỏi “vùng an toàn” chưa bao giờ là điều dễ dàng – không chỉ với những doanh nghiệp lớn, đã tồn tại lâu năm mà ngay cả những doanh nghiệp trẻ cũng sẽ gặp nhiều bối rối, khó khăn.

Bắt mạch chứng bệnh "sợ đổi mới", "ngại thích nghi" của nhà lãnh đạo với ‘Agility'

Tư duy ‘thoát khỏi vùng an toàn’ là nhân tố cần thiết khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn phát triển có nhiều biến chuyển, đòi hỏi thay đổi. Song, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tâm lý và năng lực để đón đầu tư duy trên.

Thực tế cho thấy, khi được yêu cầu, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chọn cho mình con đường thích nghi tùy biến (flexibility) thay vì một mô hình thích ứng (agility) bài bản, được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt lý thuyết, nhận thức và hệ thống. Điểu này dễ khiến những doanh nghiệp này thiếu tự tin, nguy cơ cao sa vào các “mối lo tự tạo” hoặc hệ thống dù có thay đổi nhưng chưa toàn diện, bền vững.

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến chứng bệnh “sợ đổi mới”, “ngại thích nghi” được nhen nhóm trong cộng đồng lãnh đạo.

Bắt mạch chứng “sợ đổi mới”

Dịch Covid-19 diễn ra gần đây chính là một dẫn chứng rõ nét cho những thay đổi bất ngờ, không thể dự đoán trước nhưng lại gây ra những ảnh hưởng sâu sắc về kinh tế, chính trị và xã hội trên quy mô toàn cầu. Trong bối cảnh thế giới ngày càng nhiều biến động và chuyển đổi số đang thống trị nhiều lĩnh vực, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, việc thay đổi thói quen tư duy, làm việc bắt đầu được nhìn nhận lại và trở thành chiến lược khẩn thiết cho mọi cá nhân và tổ chức.

Các tổ chức ngày nay đã biết cách ứng dụng công nghệ để thu thập và đo lường những chỉ số giúp hỗ trợ đưa ra quyết định nhanh hơn, chính xác hơn. Tuy nhiên, không có lượng dữ liệu nào có thể giúp một công ty trở nên thích ứng linh hoạt nếu công ty đó không thực sự mong muốn lắng nghe và sẵn sàng thay đổi theo những điều dữ liệu biểu thị.

Theo nghiên cứu của Dale Carnegie toàn cầu, chỉ có 31% người tham gia khảo sát hoàn toàn đồng ý rằng mọi người trong tổ chức của họ có thái độ tích cực với các thông tin mới.

Bắt mạch chứng bệnh sợ đổi mới, ngại thích nghi của nhà lãnh đạo với ‘Agility - Ảnh 1.

Khảo sát thái độ tích cực với nguồn tin mới (Nguồn: DCVN)

Trung bình một nhân viên đang tham gia vào 3-5 sự thay đổi cùng một thời điểm, nếu như họ không có khả năng kiểm soát sự thay đổi đó, họ sẽ không có được tâm thế tự tin và sẵn sàng hành động quyết liệt cho sự thay đổi. Kết quả là chiến lược không được thực thi đúng định hướng, làm giảm hiệu quả kỳ vọng.

Cũng theo nghiên cứu của Dale Carnegie, sự chuẩn bị tâm lý tự tin, và thái độ tích cực khi đón nhận thay đổi là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chỉ có 23% nhân viên có thái độ tích cực khi đón nhận những thông tin mới về thị trường. Trong đó, chỉ có 25% nhân viên tự tin vào tương lai của công ty.

Bắt mạch chứng bệnh sợ đổi mới, ngại thích nghi của nhà lãnh đạo với ‘Agility - Ảnh 2.

Khảo sát mức độ tự tin để chuyển đổi trong doanh nghiệp tại Việt Nam (Nguồn: DCVN)

“Ngại thích nghi” và biệt dược mang tên ‘Agility’

Để tránh khỏi viễn cảnh trên, doanh nghiệp phải có ý thức xây dựng “năng lực thích ứng linh hoạt” cho đội ngũ – đây là khái niệm, đồng thời là chủ đề chính được trường doanh nhân Dale Carnegie giới thiệu trong sự kiện “Hội thảo năng lực thích ứng linh hoạt trong thời đại số” diễn ra trong tháng 6 vừa qua.

Thứ nhất, ‘năng lực thích ứng linh hoạt’ (Agility) yêu cầu nhà lãnh đạo phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận sự thay đổi với tâm lý tích cực, trang bị cho chính bản thân mình và cho đội ngũ của mình sự tự tin khi đón nhận thử thách.

Nói về vấn đề này, ông Dương Phú Nam – Tổng giám đốc Sun World chia sẻ: “Công nghệ thay đổi vô cùng chóng mặt, nếu chúng ta không theo kịp đồng nghĩa với việc bỏ qua một cơ hội đúng đắn để quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Hãy để nhân viên của mình tiếp xúc nhiều với công nghệ, để họ sẵn sàng, không bị choáng, ngợp trong cuộc chiến liên quan đến công nghệ. Chuẩn bị sẵn sàng bao giờ cũng giúp chúng ta có một tâm thế làm chủ hơn khi mọi sự thay đổi đến.”

Bên cạnh đó, các tổ chức ‘thích ứng linh hoạt’ cũng cần cởi mở để chấp nhận mức độ rủi ro nhất định (với mức độ tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và quy mô) đến từ việc trao quyền cho nhân viên tự quyết định hành động.

Thứ hai, khi những hiểu biết và thông tin mới xuất hiện, việc chia sẻ thông tin là vô cùng quan trọng. Biến sự hiểu biết sâu sắc của các cá nhân thành sự đổi mới đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả giữa các phòng ban và đồng thuận từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, việc chia sẻ thông tin mới không phải là thế mạnh của nhiều tổ chức: Chỉ 29% số người được khảo sát hoàn toàn đồng ý rằng, “Chúng tôi cởi mở và sẵn lòng chia sẻ những thông tin mới mẻ có thể tác động đến cách chúng tôi triển khai công việc.”

Bắt mạch chứng bệnh sợ đổi mới, ngại thích nghi của nhà lãnh đạo với ‘Agility - Ảnh 3.

Thực tế cho thấy, việc chia sẻ thông tin mới không phải là thế mạnh của nhiều tổ chức

Chớ bỏ rơi ‘đội ngũ – đội nhóm’

Thu hút nhân viên tham gia vào việc khởi xướng ý tưởng thay đổi là chìa khóa cho Agility; những người làm việc với khách hàng nhiều nhất là những người tốt nhất để xác định vấn đề và đưa ra giải pháp. Hơn nữa, những nhân viên tham gia vào việc lên ý tưởng cho thay đổi ngay từ đầu sẽ là những người đại diện hành động ngay lập tức.

Một trong những trách nhiệm chính của ban lãnh đạo trong việc quản trị thay đổi là tạo sự an toàn về mặt tâm lý cho nhân viên, khuyến khích họ thoải mái chia sẻ những thông tin mới, nêu ra ý kiến theo đúng phạm vi chuyên môn và ban ngành họ chịu trách nhiệm, trao quyền cho nhân viên trở thành đại diện thúc đẩy trao đổi. Sự thích ứng chuẩn xác từ cục bộ (phòng ban, bộ phận) và liên cục bộ (giữa các bộ phận), nhờ đó sự thích ứng của cái toàn thể (doanh nghiệp) sẽ bền vững và chính xác hơn.

Bà Lê Thị Bích Thủy – Giám đốc điều hành của VMG Media, trong một phát biểu của mình đã tâm sự: “Khi chúng ta chia sẻ ý tưởng, hoặc nhân viên chia sẻ ý tưởng, họ sẽ dễ rơi vào trạng thái không an toàn về tâm lý, cảm thấy sợ ý tưởng của mình không được hay, dẫn đến không hiểu rõ mục tiêu, mục đích mình đang làm, ảnh hưởng đến kết quả chung”.

Trong một khảo sát của Dale Carnegie, những người tham gia được chia ra theo các chức vụ trong tổ chức để thể hiện mức độ tin tưởng đối với những người lãnh đạo cấp cao trong việc triển khai AI trong doanh nghiệp. Chỉ khoảng một phần tư những cá nhân tham gia khảo sát (những người không có báo cáo trực tiếp) nói rằng họ có mức độ tin cậy cao đối với người lãnh đạo, so với khoảng một nửa số người quản lý và gần hai phần ba số người được hỏi ở cấp giám đốc trở lên.

Bắt mạch chứng bệnh sợ đổi mới, ngại thích nghi của nhà lãnh đạo với ‘Agility - Ảnh 4.

Khảo sát mức độ tin tưởng các quyết định chuyển đổi theo hướng áp dụng AI tại doanh nghiệp – phân theo nhóm chức vụ (Nguồn DCVN)

Như vậy, phản ứng của mọi người về sự thay đổi là khác nhau. Một số người sẽ nắm lấy cơ hội, lập tức nhìn thấy tiềm năng của sự thay đổi, những người khác sẽ hoài nghi, và những người còn lại sẽ rơi vào nhóm trung lập, chờ điều tiếp theo xảy ra.

Các lãnh đạo phải xác định xem nhân viên của mình đang nằm ở đâu trong những nhóm phản ứng khác nhau với thay đổi. Đây cũng là trách nhiệm của người lãnh đạo để trấn an, nhận diện những lo ngại và giúp mỗi nhân viên thấy được tầm quan trọng của mình đối với sự thay đổi và những lợi ích cá nhân mà họ sẽ nhận được. Nó đòi hỏi sự quan tâm chân thành để quan sát sự thay đổi trong quan điểm của người khác, nhận ra rằng những trải nghiệm trong quá khứ là thứ ảnh hưởng đến niềm tin của họ và khiến họ hành động ngay tức thì trước sự thay đổi.

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh – Chủ tịch, Tổng giám đốc Dale Carnegie Việt Nam đã chia sẻ một nguyên tắc của Dale Carnegie: “Khi chúng ta muốn tạo ra sự an toàn về tâm lý, điều đầu tiên là thay đổi bản thân mình, cách tiếp cận của mình, điều đó sẽ tạo ra sự an toàn về tâm lý cho đội ngũ nhân viên.”

Agility đòi hỏi sự cởi mở với thông tin mới và việc học, thái độ tích cực đối với sự thay đổi, và sự tự tin rằng nó có thể thành công. Tâm thế sẵn sàng đổi mới và chủ động thích nghi cần được nhà lãnh đạo làm gương và lan tỏa đến đội ngũ của mình. Agility được phát huy trong môi trường có lòng tin và an toàn về tâm lý, nơi mọi người được trao quyền, gắn kết và kết nối với định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm. Đồng thời việc xây dựng năng lực thích ứng cũng trang bị và cung cấp mô hình sẵn sàng cho mọi sự đánh đổi cần thiết của tổ chức. Đội ngũ luôn trong tâm thế chiến đấu, cởi mở và tiếp thu chính là chìa khóa thoát thân ở mọi nghịch cảnh, mọi vấn đề ở các quy mô khác nhau.

Bảo Trâm

Theo Trí Thức Trẻ

Bắt mạch chứng bệnh “sợ đổi mới”, “ngại thích nghi” của nhà lãnh đạo với ‘Agility’
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here