Để thể hiện sự đồng tình với những điều đúng đắn, bạn chắc hẳn phải phản đối với mọi thứ mà chẳng liên quan tới mục tiêu của bạn.
Hãy thử đề cập tới vấn đề nhạy cảm này. Điều khiến bạn ước rằng mình không phải đối diện. Đó chính là cách nói “Không”.
Mọi người chắc hẳn sẽ luôn lựa chọn “Có” đối với mọi thứ (thậm chí với tất cả mọi người) trong cuộc sống. Là một doanh nhân, việc bạn nói “Không” còn khó khăn gấp bội và không kém phần quan trọng.
Bạn đang bắt đầu phát triển doanh nghiệp của mình. Tất cả mọi thứ bạn làm bắt đầu từ tờ giấy trắng. Và sự thật mất lòng – bạn chắc chắn sẽ luôn phải đối mặt với cụm từ “Không”. “Không” từ các nhà đầu tư tiềm năng. “Không” từ khách hàng. Và còn rất nhiều cái tên khác trong danh sách. Bởi vậy, khi một thứ gì đó thực sự mang lại sự bùng nổ cho bạn và doanh nghiệp, nếu mặc định là “Không” thì quả thật là quá điên rồ.
Trân trọng sự ưu tiên
“Hãy thử nói “Không” với 1000 điều để đảm bảo rằng chúng ta không đi sai hướng và cố gắng quá sức” – Steve Jobs
Bạn đã bao giờ xem bộ phim Yes Man?
Jim Carrey quyết định nói “Có” với mọi thứ anh có thể làm trong một tháng. Và điều đó thay đổi cuộc sống của anh ấy một cách đáng kể.
Các doanh nhân được kết nối để duy trì hoạt động ở chế độ “Có” vĩnh viễn do FOMO (Chứng sợ bị bỏ lỡ). Có quá nhiều thông tin, vô vàn những thứ xuất hiện trong hộp thư đến và các kênh truyền thông, mạng xã hội của họ.
Ngay cả một lời chào thân thiện trong thang máy cũng có thể đem tới một cuộc họp kinh doanh chiến lược và cơ hội xin tài trợ. Chính bởi sự cởi mở đó, thái độ tiếp thu và trạng thái “Có” là những điều vô cùng quan trọng.
Để có thể nói “Có” về những điều đúng đắn, bạn cần phải nói “Không” về tất cả những điều trái với mục tiêu của bạn.
Trái với những điều bạn tin tưởng, “Không” ở đây không có nghĩa là kết thúc mọi thứ.
Đó là cách bảo vệ tài nguyên quý giá nhất trong bạn – sự tập trung – để bạn có thể dành nó cho những ý tưởng thực sự đáng công sức bạn bỏ ra. Ngắn gọn hơn, chúng ta sẽ gọi đó là sự ưu tiên.
Bạn đã rất vất vả rồi. Đừng làm khó bản thân thêm nữa.
Là người lãnh đạo công ty, bạn sẽ chứng tỏ mình không chỉ khôn ngoan, mà còn khẳng định nhiệm vụ của mình thông qua việc dành được lợi thế cạnh tranh để biết điều gì là tốt nhất cho doanh nghiệp.
3 điều cốt lõi để chinh phục sự ưu tiên hiệu quả
Gần 90% các công ty khởi nghiệp ở Ấn Độ thất bại trong vòng 5 năm đầu tiên. Một số lụi tàn bởi sự thiếu đổi mới. Số khác là do không thể đáp ứng đủ nhanh cho những xu hướng thay đổi thị trường.
Có nhiều nguyên do khác nhau, nhưng kết luận lại, thất bại là kết quả của việc nói “Có” với quá nhiều kẻ ngu ngốc và chẳng lựa chọn “Không” thường xuyên. Sự ưu tiên sẽ là chìa khoá giải mã điều này.
Ưu tiên hiệu quả có thể rút đúc từ ba điều:
1.Biết những gì bạn có
Phần lớn mọi người không đưa ra ý kiến về những thoả thuận với người khác hay chính bản thân họ. Và thậm chí họ còn muốn chống chất thêm nhiều hơn. Đây là công thức chính dẫn tới những thảm hoạ sau này. Đó là lý do tại sao, điều đầu tiên quan trọng nhất chính là bạn phải nhận thức được mọi thứ bạn đã cam kết từ trước. Cam kết không giới hạn ở hợp đồng giấy, bạn hoàn toàn có thể cam kết bằng lời nói. Nếu bạn từng nhìn một sản phẩm và quyết định kiểm tra nó, thì đây chính là cam kết trong đầu bạn. Cho đến khi điều đó ra khỏi tâm trí bạn, tiềm thức sẽ liên túc nhắc nhở bạn phải hoàn thành.
Những người thành công nhất trên thế giới thường làm mới “bộ nhớ” của họ mỗi ngày. Họ liệt kê tất cả những điều đáng chú ý, viết nó lên giấy và lưu trữ vào một hệ thống đáng tin cậy nhắc nhở họ hoàn thành vào thời điểm thích hợp.
2. Biết những gì bạn muốn
Một khi bạn ngừng suy nghĩ một cách máy móc, bạn có thể khiến nhận thức của bản thân để suy nghĩ sâu sắc hơn.
Tại sao bạn nên dành sự tập trung, chú ý hơn vào những cơ hội? Có phải chỉ đơn giản bởi nó luôn ở đó và bạn sợ rằng cơ hội tốt hơn sẽ không đến với mình? Hoặc bởi vì bạn đã đánh giá khoản thu nhập bạn sẽ nhận được và bạn chắc chắn rằng sẽ tiến bộ nhằm đạt mục tiêu thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn.
Một ví dụ từ bài giảng của Simon Sinek về việc tìm kiếm “Lý do tại sao”. “Lý do tại sao” ở đây thực sự chỉ bởi bạn là một doanh nhân và bạn đang làm những gì bạn cần làm. Cho dù nó có sẵn hay thu hút đến đâu, khi bạn biết hành động của mình đi kèm với “Lý do tại sao”, thì bạn sẽ ưu tiên lựa chọn “Không” đối với những thứ làm bạn xao nhãng.
3. Biết cách đương đầu với những điều bất ngờ
Tìm được sự ưu tiên quả sẽ khiến bạn trở nên năng động hơn. Mọi thứ sẽ không kết thúc bằng việc bạn biết mình có những gì và điều gì hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp. Đây là nơi khởi nguồn cho nguyên tắc “Yes Man”. Bạn sẽ không thể lên kế hoạch chi tiết từng phút hàng ngày. Cuộc sống luôn tung hứng như những quả bóng dưới dạng những khó khăn và cơ hội để giúp bạn tìm được những ưu tiên rõ ràng.
Nói “Không” thực sự là một cách thể hiện tình cảm khó nói của “Có”.
Là một doanh nhân, bạn nên thực hành nghệ thuật nói “Không”, mà không cảm thấy tội lỗi và tự tin vào những gì bạn đã chọn để nói “Có”.
Alex Tr
Theo Nhịp Sống Kinh Tế