Cử nhân kinh tế về quê nuôi dúi thu trăm triệu mỗi năm

0
2051

Nguyễn Thị Phượng (28 tuổi, ở thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) từng học Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc ổn định với chuyên ngành đã học, Phượng lại khăn gói về quê chọn cho mình con đường lập nghiệp ở quê hương. Phượng lựa chọn đầu tư chuồng trại nuôi dúi.

Cơ duyên chọn dúi là bởi khi còn là sinh viên, đăng ký đề tài làm khóa luận, Phượng được thầy cô giao “tìm hiểu về đặc tính của loài dúi”. Sau một thời gian tìm hiểu để hoàn thành khóa luận, nhận thấy dúi cũng hiền, lại dễ nuôi nên sau khi kết thúc đề tài khóa luận, Phượng lặn lội ra Bắc mua 10 cặp dúi rừng đã được thuần phục với giá 15 triệu đồng về nuôi thử nghiệm.

Trong quá trình vận chuyển 10 cặp dúi về nhà, do đường xa, công tác di chuyển gặp khó khăn nên khi về tới nhà dúi chết gần hết, chỉ còn lại một cặp.

Từ cặp dúi giống này, Phượng đã cố gắng nuôi, chăm sóc. Trời không phụ lòng người, sau một thời gian ngắn, cuối cùng cặp dúi giống đã sinh sản được 6 con. Phượng dần dần mở rộng mô hình, xây dựng chuồng trại và tiếp tục mua thêm giống để đẩy nhanh số lượng đàn.

Đến nay, số dúi tại chuồng của Phượng luôn dao động từ 200 – 250 con, trong đó có 70 cặp dúi bố mẹ. Dúi mẹ một năm sinh sản 3 lứa, một lứa 3 – 5 con.

Theo Phượng, dúi có trọng lượng từ 3 – 5g là có thể bắt đầu nuôi giống, nuôi trong vòng 6 tháng là có thể xuất bán thương phẩm với trọng lượng từ 1 – 1,5kg, giá 400.000 – 450.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mô hình nuôi dúi giúp Phượng thu về hơn 200 triệu đồng/năm.

Hiện nay, mỗi ngày trang trại của Phượng cung cấp ra thị trường hơn 15 con dúi với gần 20kg thịt, chưa kể số lượng con giống bán ra. Số lượng này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của khách hàng nên sắp tới, khi ổn định được nguồn vốn Phượng sẽ tiếp tục mở rộng mô hình.

Chị Phượng trong trang trại nuôi dúi
Chị Phượng trong trang trại nuôi dúi

Để có được thành công như ngày hôm nay, có thời điểm Phượng đã từng suy sụp vì dúi chết quá nhiều mà không rõ nguyên nhân, cũng không tìm ra được cách xử lý… Tuy nhiên dù thất bại nhưng Phượng không nản chí dừng bước mà vẫn tiếp tục niềm đam mê của mình.

Nuôi dúi thuận lợi nhưng Phượng lại từng gặp khó khăn ở vấn đề đầu ra cho dúi thương phẩm. Vì đây là một loại đặc sản đắt tiền nên nhu cầu tiêu thụ cũng hết sức hạn hẹp.

Chị đã phải vào tận TP Hồ Chí Minh, tìm đến những nhà hàng hạng sang tại đây để quảng bá và đặt vấn đề với họ. Ban đầu, chị chỉ nhận được những cái “lắc đầu”, nhưng sau nhiều lần kiên trì thuyết phục, các nhà hàng đã đồng ý nhập với số lượng ít. Nhiều thực khách từ giai đoạn làm quen đã chuyển dần sang thích loại thức ăn “lạ miệng” này.

Đến nay, đầu ra đã thực sự ổn định, cơ sở chăn nuôi của chị Phượng là địa chỉ uy tín cho nhiều nhà hàng lớn nhỏ tại miền Nam.

Đến nay, Phượng đã sở hữu một trang trại nuôi dúi lớn nhất xã và liên kết với nhiều hộ chăn nuôi khác trên địa bàn để mở rộng mô hình. Phượng đứng ra cung cấp con giống và đảm bảo thu mua thương phẩm cho bà con. Đến nay mô hình này đã lên tới hàng chục gia trại.

Không dừng lại ở đó, thời gian vừa qua, chị đã thử nghiệm thành công mô hình chăn nuôi nhím. Hiện giờ Phượng đang nuôi thêm 30 con nhím, mỗi năm thu nhập gần 70 triệu đồng từ việc bán nhím…

Cử nhân kinh tế về quê nuôi dúi thu trăm triệu mỗi năm
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here