22 sai lầm chủ kinh doanh nhỏ thường mắc phải

0
965

Có rất nhiều sai lầm có thể đẩy doanh nghiệp đi chệch hướng và bị phá sản. Dưới đây là những sai lầm bạn cần tránh khi quản lý doanh nghiệp nhỏ của mình.

1. Thành lập một doanh nghiệp chỉ vì bạn biết cách làm một điều gì đó

Bạn biết làm tốt một điều gì đó ví dụ như thiết kế đồ trang sức, làm bánh pa-tê ngon hơn… không có nghĩa là bạn biết cách điều hành một doanh nghiệp, hai điều đó không hề liên quan đến nhau nhau.

Bạn cần học cách điều hành doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh, trước khi bạn đưa thời gian, nguồn vốn và tài nguyên của bạn vào hoạt động.

2. Khởi nghiệp mà không có kế hoạch kinh doanh

Bạn cần một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết cho sự nghiệp kinh doanh để đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ.

Nếu như bạn đang cần vốn đầu tư, muốn gọi vốn thành công thì bạn càng cần có bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và đầy đủ thông tin.

3. Khởi nghiệp không có tầm nhìn

Tầm nhìn là kỹ năng tất yếu cần có của bất kỳ một chủ doanh nghiệp nào. Bạn chỉ nên bắt đầu khi nhìn ra triển vọng, sự khả thi của kế hoạch kinh doanh về lâu dài.

Bạn cũng phải đưa ra bản kế hoạch, phương án rút lui và định hướng khi bạn rời khỏi doanh nghiệp để vừa mang lại cho bạn một khoản thu nhập hoặc sẽ có số tiền dự trữ để đầu tư vào công việc kinh doanh kế tiếp của bạn.

4. Làm việc chăm chi hơn để vượt qua khó khăn

Khi bạn vừa mới bắt đầu, mọi thứ trở nên khó khăn, mọi người sẽ khuyên bạn nên làm việc chăm chỉ hơn. Tuy nhiên, điều đó sẽ chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Nên thả lỏng, nghỉ ngơi, suy nghĩ về mọi chuyện. Bằng cách nhìn vấn đề mới và thoáng hơn, bạn có thể làm tăng thêm hiệu quả và nỗ lực điều hành doanh nghiệp.

5. Thuê nhân viên giống bạn

Nếu bạn tuyển nhân viên có tính cách và năng lực giống nhau, bạn sẽ không thể tạo được một doanh nghiệp mạnh. Bạn cần một doanh nghiệp với các nhân viên đa dạng, nhiều năng lực, mỗi người một thế mạnh khác nhau thì mới có thể thành công.

6. Hợp tác với những đối tác không cần thiết

Đôi khi, xuất phát từ nỗi lo sợ phải làm việc một mình hoặc do thiếu vốn mà các chủ doanh nghiệp nhỏ hợp tác với những đối tác không cần thiết.

Bạn phải xác định rõ, liệu đối tác của bạn có cùng tầm nhìn kinh doanh chung với bạn không, liệu bạn có thể thuê hay trao đổi các dịch vụ với họ không…

Khi bạn hợp tác, phải chắc chắn rằng những điều khoản liên quan đến đối tác và công việc đã được chọn lọc và ghi lại bằng văn bản trước khi ký thỏa thuận.

7. Kiểm soát mọi thứ

Nếu bạn cảm thấy luôn cần có mặt ở doanh nghiệp, luôn chỉ đạo mọi việc từng tí một, bạn sẽ tự đưa mình vào cảm giác khủng hoảng trong công việc kinh doanh cũng như trong đời sống riêng.

Bạn cần phải phát triển các hệ thống kinh doanh và giao phó bớt công việc, dành thời gian suy nghĩ và làm những việc khác của một chủ doanh nghiệp.

8. Không phân loại khách hàng

Bạn cần nhận biết loại hình dịch vụ hay sản phẩm mà bạn muốn và sau đó đem bán cho khách hàng tiềm năng – người sẽ sử dụng các dịch vụ của bạn.

Hãy tập trung vào loại hình dịch vụ hoặc sản phẩm mà bạn muốn bán và sau đó xác định nơi nào bạn cần đến để tìm kiếm khách hàng thay vì hướng đến đối tượng đa dạng, không có phân khúc riêng.

9. Cố gắng khắc phục điểm yếu

Nếu bạn chú ý vào các điểm yếu thì chỉ càng lún sâu và làm tăng thêm các điểm yếu mà thôi. Bạn cần phải tập trung vào việc củng cố, phát triển các điểm mạnh của mình để có thể cạnh tranh và phát triển hơn.

10. Không đầu tư cho doanh nghiệp trước khi bạn kiếm được tiền

Nhiều khi bạn biết mình cần thuê thêm nhân viên hỗ trợ những công việc nhỏ nhưng lại ngần ngại không chi tiền vì nghĩ rằng hiện tại khó khăn, chỉ kiếm đủ tiền để trả các hóa đơn chứ đừng nói đến tiền lương nhân viên…

Nhiều khi bạn cần phải chi tiêu, đầu tư tiền vào những điều cần thiết có ảnh hưởng tích cực tới lợi nhuận của bạn để kiếm được nhiều tiền hơn.

11. Thăng chức cho những nhân viên không phù hợp

Có thể bạn có những nhân viên làm được việc, điều đó không có nghĩa là họ sẽ được cất nhắc lên vị trí giám sát hoặc quản lý nếu như họ không có khả năng quản lý.

Hãy chắc chắn rằng nhân viên bạn thuê làm quản lý là một người biết cách quản lý.

12. Phát triển công ty mà không có hệ thống kinh doanh

Một hệ thống tốt là nền tảng cho công việc kinh doanh của bạn. Khi công việc điều hành doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn, 99% vấn đề được giái quyết nhờ có hệ thống kinh doanh tốt.

Do đó bạn nên viết ra những điều bạn nghĩ về cách thức làm việc, xác định được điều gì bạn cần tập trung để thiết lập nên hệ thống kinh doanh tốt cho doanh nghiệp riêng.

13. Cố gắng tự làm mọi việc

Một trong những sai lầm lớn nhất của bạn là tin rằng bạn có thể tự làm mọi việc. Hãy tập hợp những người giỏi cùng bạn làm việc, san sẻ công việc cho nhau để thành công hơn.

14. Quá lạc quan khi vừa mới bắt đầu

Tránh lạc quan thái quá khi bạn thu được lợi nhuận vào những ngày đầu và khoản lợi nhuận lớn trong năm đầu kinh doanh. Quá lạc quan sẽ khiến bạn không nhìn ra điều gì mới thực sự dẫn bạn tới thành công.

15. Mua thiết bị tốt nhất và thuê nhân viên nhiều hơn nhu cầu

Bạn cần thuê hoặc mua những thiết bị cần thiết để doanh nghiệp hoạt động có năng suất và hiệu quả nhưng không có nghĩa là bạn phải mua những thiết bị đắt tiền nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng không cần phải đầu tư vào nhiều người mà hãy đầu tư vào những người tốt nhất bạn có thể tìm. Nên học cách thiết lập ngân quỹ cho các khoản chi dự kiến phù hợp với loại hình kinh doanh nhỏ của bạn.

16. Kinh doanh không có đam mê, chỉ tập trung vào lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu nhưng không phải là tất cả. Nếu bạn chỉ chăm chăm làm sao kiếm ra nhiều tiền hơn thì bạn sẽ không bao giờ đạt tới thành công. Bởi chỉ có đam mê mới khiến kinh doanh được lâu dài và vững bền.

17. Bỏ cuộc quá sớm

Điều biến một người từ bình thường trở thành doanh nhân thành đạt là việc dũng cảm quyết tâm đối mặt với những thử thách. Kiên định và không bỏ cuộc trước những khó khăn là điều bạn cần làm.

Đó là lý do tại sao bạn nên bắt đầu kinh doanh dựa trên các lĩnh vực mình đam mê để có thể theo đuổi nó đến cùng dù gặp nhiều khó khăn.

18. Tìm kiếm người nói những điều bạn muốn nghe thay vì nói sự thật

Nếu bạn thực sự muốn phát triển doanh nghiệp, bạn cần nhờ sự giúp đỡ của cố vấn bên ngoài, khách quan và có kinh nghiệm, dù đôi khi bạn sẽ phải nghe những sự thật không muốn nghe. Nhưng điều đó sẽ hữu ích hơn rất nhiều so với việc kinh doanh của bạn.

Bạn sẽ hiếm khi nhận được những lời góp ý mang tính xây dựng với những người thân quen bên mình.

19. Không đầu tư cho bản thân hay người cố vấn tốt

Những người thành công luôn có một nhóm hướng dẫn hoặc người cố vấn bên mình. Bạn nên có đội ngũ như vậy đế giúp bạn đưa ra những lời khuyên bổ ích trên nhiều khía cạnh kinh doanh khác nhau.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải tự hoàn thiện mình hết mức có thể, đầu tư vào chính bản thân mình và bổ sung thêm kiến thức hiện tại, hoàn thiện các kỹ năng tốt hơn nữa.

20. Không chỉ ra tầm nhìn cho nhân viên

Để lãnh đạo nhân viên (đôi khi là khách hàng), bạn cần phác họa lên một tương lai thật sinh động, lạc quan mà nhân viên của bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được vị trí của họ ở trong đó.

Nếu không chỉ ra được tầm nhìn cho nhân viên thì họ cũng sẽ khó có thể gắn bó lâu dài và cống hiến sức lao động cho bạn.

21. Giao cho nhân viên nhiều trách nhiệm hơn vị trí của họ

Nhiều chủ doanh nghiệp mắc sai lầm khi thuê được một nhân viên thực sự có khả năng và nhanh chóng giao phó nhiều nhiệm vụ cho họ khiến họ đuối sức và làm việc không hiệu quả, không phát huy được hết năng lực. Đừng khiến nhân viên của bạn bị khủng hoảng trong công việc.

22. Không có một chiến lược rút lui

Một người chủ doanh nghiệp sáng suốt sẽ viết trước bản kế hoạch trong trường hợp họ phải rời bỏ công ty.

Trong trường hợp đó, bạn sẽ chọn cách nào: bán công ty hoặc chuyển cho một thành viên trong gia đình hoặc cho một trong những nhân viên giỏi của bạn… Người chủ doanh nghiệp thông minh sẽ nghĩ về điều này ngay từ khi bắt đầu kinh doanh.

22 sai lầm chủ kinh doanh nhỏ thường mắc phải
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here