Khởi nghiệp trong ngành năng lượng tái tạo

0
493

Nhiều thách thức

Các chuyên gia nhận định sự phát triển của các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực ASEAN vẫn còn nhiều rào cản. Theo nghiên cứu từ trung tâm Habibie, tiếp cận tài chính được coi là yếu tố quan trọng nhất để phát triển các dự án năng lượng tái tạo do yêu cầu nguồn lực lớn. Việc thiếu các hỗ trợ tài chính, bao gồm cả sự hỗ trợ tài chính công khiến ngành kém thu hút đầu tư.

Điều kiện địa lý và kỹ thuật là một số thách thức mà các nhà phát triển dự án năng lượng tái tạo ở khu vực Đông Nam Á phải đối mặt. Như tại Indonesia và Philippines, những thách thức về năng lực cơ sở hạ tầng hạn chế đã gây ảnh hưởng lớn đến việc triển khai năng lượng tái tạo hiệu quả, liên quan đến truyền tải điện. Điều này là do cả hai quốc gia đều có quần đảo trong tự nhiên, dẫn đến lưới điện bị phân mảnh.

Về mặt kỹ thuật, việc chuyển đổi các dòng năng lượng thành điện năng, hệ thống hay kỹ thuật đầu nối đang gặp nhiều khó khăn với những giới hạn nhất định công nghệ. Ví dụ việc chuyển đổi quang năng (ánh sáng mặt trời) thành điện năng, hiện thế giới đang ứng dụng hai công nghệ chính là công nghệ PV (chuyển đổi trực tiếp bằng tấm pin mặt trời) và công nghệ CSP (chuyển gián tiếp từ quang năng sang nhiệt năng rồi chuyển từ nhiệt năng sang điện năng).

Công nghệ CSP là một trong hai công nghệ hiện đại hiện nay giúp tạo ra nguồn điện năng bằng cách chuyển gián tiếp từ quang năng sang nhiệt năng rồi chuyển từ nhiệt năng sang điện năng. Ảnh: Solarfeeds.

Công nghệ CSP là một trong hai công nghệ hiện đại hiện nay giúp tạo ra nguồn điện năng bằng cách chuyển gián tiếp từ quang năng sang nhiệt năng rồi chuyển từ nhiệt năng sang điện năng. Ảnh: Solarfeeds.

Trong đó, công nghệ CSP ít áp dụng hơn vì kém hiệu quả so với PV và các nhà máy nhiệt điện thông thường dùng nhiên liệu hóa thạch. Công nghệ PV tuy được áp dụng rộng rãi hơn nhưng vẫn chứa những giới hạn nhất định về mặt kỹ thuật. Hầu hết các PV hiện nay chỉ đạt công suất thiết kế trong trường hợp đủ nắng và có hệ số chuyển đổi năng lượng tối đa ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Nhưng với khu vực Đông Nam Á khi nhiệt độ trung bình đều cao hơn 25 độ C thì các PV khó đạt công suất cực đại và gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị (thời gian làm việc ngắn hơn). 

Việc thiếu khung pháp lý cũng như vấn đề quan liêu phức tạp là một trở ngại lớn khác khi nói đến việc giới thiệu và phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Ông Adnan Amin – Tổng giám đốc cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế IRENA cho rằng việc sử dụng năng lượng tái tạo mang lại lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội rộng lớn, bao gồm tạo việc làm, giảm ô nhiễm không khí và giải quyết biến đổi khí hậu. Các nhà hoạch định chính sách và các tác nhân phát triển khác nên ưu tiên đầu tư vào năng lượng sạch, đáng tin cậy với giá cả phải chăng như một trụ cột của sự phát triển trên toàn khu vực bền vững.

Vì vậy, sự hợp tác ngay lập tức giữa khu vực công và tư nhân là cần thiết để kết nối và đáp ứng những thách thức trong tầm tay. Hợp tác trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế sẽ có tác dụng hạn chế nhận thức rủi ro có thể cản trở dòng đầu tư năng lượng tái tạo và đảm bảo tiến trình đạt được các mục tiêu năng lượng của khu vực.

Những thách thức không nhỏ của ngành năng lượng tái tạo cũng là bài toán hóc búa đặt ra cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực ở hiện tại và cả tương lai. 

Cơ hội song hành

Các chuyên gia dự báo khởi nghiệp năng lượng tái tạo vẫn gặp nhiều khó khăn trong gia đoạn tới. Tuy nhiên cũng có điểm sáng từ chính sách khởi nghiệp năng lượng mới, công nghệ phát triển, sự quan tâm của nhà đầu tư, cùng những chủ trương từ phía ASEAN sẽ là động lực thúc đẩy nhiều dự án năng lượng xanh trong khu vực.

ASEAN đã đưa ra chính năng lượng tái tạo với mục tiêu đầy tham vọng là đảm bảo 23% năng lượng chính từ các nguồn tái tạo vào năm 2025, khi nhu cầu năng lượng trong khu vực dự kiến sẽ tăng 50% trong thời gian này. Theo cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế IRENA, mục tiêu này đòi hỏi sự gia tăng gấp 2,5 lần thị phần năng lượng tái tạo so với năm 2014.

Bên cạnh chính sách này, hiệu quả năng lượng được xem là chìa khóa để xây dựng một hệ thống năng lượng bền vững và đáng tin cậy cho tương lai của Đông Nam Á. Trong đó, hiệu quả năng lượng cần đề cập đến tốc độ giảm tiêu thụ năng lượng để tạo ra một giá trị tương đương ở hiện tại. Vì trong tương lai, việc sử dụng ít tài nguyên năng lượng hơn sẽ thúc đẩy cùng một mức sản xuất kinh tế, dẫn đến lợi nhuận cao hơn trong dài hạn. 

Năng lượng tái tạo được xem là chìa khóa khởi nghiệp mới của các startup ASEAN nhờ xu hướng phát triển bền vững cùng nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Ảnh: International Banker.

Năng lượng tái tạo được xem là chìa khóa khởi nghiệp mới của các startup ASEAN nhờ xu hướng phát triển bền vững cùng nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Ảnh: International Banker.

Công nghệ ngày càng phát triển giúp chi phí sản xuất năng lượng tái tạo giảm nhanh chóng, các nước trong khu vực đã có cơ hội đáp ứng nhu cầu điện khổng lồ một cách hiệu quả và bền vững. Báo cáo năng lượng Đông Nam Á mới nhất nhận định, việc giảm chi phí năng lượng sẽ giúp các ngành sản xuất tại địa phương có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Khu vực cũng dần xuất hiện những cái tên nổi bật trong lĩnh vực như Malaysia sau một thời gian triển khai thì nay đã là nhà sản xuất pin quang điện lớn thứ ba thế giới, trong khi đầu tư vào ngành sản xuất năng lượng mặt trời của Thái Lan đang tăng sản lượng PV cho thị trường toàn cầu. Bằng cách triển khai nhiều năng lượng tái tạo trong khu vực, nền kinh tế của các quốc gia này có thể được tăng cường hơn nữa.

Theo báo The Asean Post, hiện nay các tòa nhà chiếm khoảng 40% tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng ở Đông Nam Á, nên nơi đây chính là một trong những nguồn tiềm năng cao nhất để tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Việc sử dụng mã năng lượng xây dựng là một ví dụ về chiến lược tiết kiệm năng lượng.

Một trong số các lĩnh vực năng lượng hiện nay được nhiều nhà đầu tư và các startup hướng tới là hiệu quả năng lượng cho giao thông vận tải, nơi xe điện, phương tiện kết nối và công nghệ không người lái dự kiến sẽ thay đổi bộ mặt giao thông khá đáng kể trong tương lai. Hiệp hội các quốc gia tại khi vực cũng đang nỗ lực tìm cách cải thiện giao thông công cộng, đưa ra các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu và khuyến khích áp dụng nhiên liệu sinh học lỏng thay thế cho các sản phẩm nhiên liệu hóa thạch, nhằm cải thiện hiệu quả năng lượng vận chuyển nói chung.

Trong số các quốc gia ASEAN, Singapore là quốc gia đi đầu với nhiều thử nghiệm thành công ở cả xe điện và xe buýt trong mạng lưới giao thông của mình. Thái Lan cũng đang tìm cách trở thành một trung tâm sản xuất EV (xe điện), với kế hoạch cung cấp các giải pháp miễn giảm thuế đặc quyền cho các nhà sản xuất EV tại đây. 

Xe điện (EV) là một trong những lĩnh vực đầu tư thu hút không chỉ các ông lớn tham gia mà còn các nhà khởi nghiệp trẻ hiện nay. Nhưng làm sao để xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc, trạm điện khí hóa để xe có thể hoạt động xuyên suốt là bài toán cần các doanh nghiệp giải quyết. Ảnh: Innovating Canada.

Xe điện (EV) là một trong những lĩnh vực đầu tư thu hút không chỉ các ông lớn tham gia mà còn các nhà khởi nghiệp trẻ hiện nay. Nhưng làm sao để xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc, trạm điện khí hóa để xe có thể hoạt động xuyên suốt là bài toán cần các doanh nghiệp giải quyết. Ảnh: Innovating Canada.

EV tại thị trường Đông Nam Á ngoài việc khá đắt đỏ so với các phương tiện thông thường thì những yêu cầu liên quan như hạ tầng cơ sở trạm sạc, trạm điện khí hóa để hoạt động cũng là một khó khăn cần được các startup và lãnh đạo các quốc gia cân nhắc trước khi EV có thể “cất cánh” trong tương lai. Hiện nay các giải pháp như sản xuất pin ở trạng thái rắn giúp giảm thời gian sạc, thời gian thay thế và chi phí đã được nhiều doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển để đáp ứng thị trường. Việc cải tiến từng chi tiết nhỏ để mang lại năng lượng xanh là một trong những giải pháp bền vững các nhà sáng lập cần cân nhắc khi khởi động dự án.

Nhu cầu năng lượng trong tương lai ở khu vực công nghiệp Đông Nam Á có thể chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp sản xuất, bao gồm sản xuất thép, ôtô, xi măng, hóa dầu và hóa chất. Theo phân tích của BP, có nhiều giải pháp khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế để cắt giảm nhu cầu năng lượng công nghiệp tổng thể từ 10 – 20% vào năm 2050. Trong đó, cải tiến và ứng dụng công nghệ cho các quy trình sản xuất để giảm thiểu năng lượng là một giải pháp cần thiết.

Hiền Trang

Khởi nghiệp trong ngành năng lượng tái tạo
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here