Startup giám sát chất lượng không khí Việt Nam tranh giải IBM toàn cầu

0
482

Vũ Hải Nam (1990), cựu sinh viên Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu, Giám đốc sản xuất công ty ThinkLabs, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ cùng đồng nghiệp mới đây phát triển hệ thống giám sát chất lượng không khí. 

Tham gia cuộc thi IBM Watson Build do IBM tổ chức với sự có mặt của khoảng 400 dự án toàn cầu, tMonitor vượt qua hơn 250 giải pháp công nghệ và nhiều vòng thi từ khu vực Đông Nam Á đến châu Á.

Hệ thống giám sát chất lượng không khí của Hải Nam và cộng sự đạt chức vô địch vòng châu Á – Thái Bình Dương và được IBM lựa chọn tham gia thuyết trình tranh giải IBM Watson Build ở quy mô toàn cầu. Giữa tháng 2/2019, sản phẩm sẽ cạnh tranh tính hiệu quả và khả thi với 6 giải pháp đến từ các châu lục khác tại thung lũng Silicon, Mỹ.

Vũ Hải Nam (áo xám), Giám đốc sản xuất của công ty ThinkLabs cùng đồng nghiệp phát triển hệ thống giám sát chất lượng không khí. 

Vũ Hải Nam (áo xám), Giám đốc sản xuất của công ty ThinkLabs cùng đồng nghiệp phát triển hệ thống giám sát chất lượng không khí. 

tMonitor ứng dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) và Học máy (Machine Learning) để cung cấp các phép đo theo thời gian thực, nhận biết các khí như SO2, CO, O3, CO2 với độ chính xác cao. 

Ngoài ra, hệ thống còn đưa ra phân tích về điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Nhờ ứng dụng Học máy để kích hoạt cảnh báo, tMonitor có thể cảnh báo người dùng khi phát hiện những chỉ số bất thường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

tMonitor ứng dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) và Học máy (Machine Learning) để cung cấp các phép đo theo thời gian thực, nhận biết các khí như SO2, CO, O3, CO2. 

tMonitor ứng dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) và Học máy (Machine Learning) để cung cấp các phép đo theo thời gian thực, nhận biết các khí như SO2, CO, O3, CO2. 

“tMonitor có thể được lắp đặt trong các tòa nhà, văn phòng, không chịu nhiều phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và có giá thành cạnh tranh so với các sản phẩm tương tự đang có trên thị trường”, Hải Nam cho biết.

Đối với Hải Nam, công nghệ là một trong những đam mê lớn và môi trường là lĩnh vực Nam quan tâm. Vì vậy, Nam từ lâu ấp ủ dự định ứng dụng những kiến thức công nghệ học được để sáng tạo nên giải pháp cải thiện chất lượng môi trường sống xung quanh, nhất là chất lượng không khí.

Đưa ra phân tích về điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tMonitor có thể cảnh báo người dùng khi phát hiện những chỉ số bất thường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Đưa ra phân tích về điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tMonitor có thể cảnh báo người dùng khi phát hiện những chỉ số bất thường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tuy không phải là người đầu tiên nghĩ đến việc giám sát chất lượng không khí bằng hệ thống tự động, Vũ Hải Nam ứng dụng thành công hai trong số những xu hướng công nghệ “nóng” nhất hiện nay vào hệ thống của mình là IoT và Học Máy. 

Ngoài ra, nhờ tận dụng được nền tảng IBM IoT và IBM Cloud, Nam tối ưu hóa việc quản lý vòng đời thiết bị, đảm bảo tính bảo mật cao và dễ dàng mở rộng hệ thống.

Được tổ chức lần đầu vào tháng 2/2017, IBM Watson Build là cuộc thi nhằm khuyến khích các công ty phát triển giải pháp công nghệ dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo IBM Watson và điện toán đám mây IBM Cloud. Đến nay, IBM Watson Build thu hút khoảng 1.700 đối tác tới từ 80 quốc gia, chia sẻ hơn 800 giải pháp công nghệ.

Ngọc Trâm

Startup giám sát chất lượng không khí Việt Nam tranh giải IBM toàn cầu
5 (100%) 1 vote

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here