TikTok bị Nhật Bản phát hiện hành vi lén lút trả tiền cho KOL để tung “tin đồn” tiếp thị cho các nhãn hàng

0
287

Nhà điều hành ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng TikTok chi nhánh Nhật Bản vừa bị phát hiện đã trả tiền cho những người có ảnh hưởng để đăng video lên Twitter mà không thông báo cho khán giả về nội dung được tài trợ, một hành vi có thể đã vi phạm các quy tắc chống tiếp thị lén lút.

TikTok bị Nhật Bản phát hiện hành vi lén lút trả tiền cho KOL để tung "tin đồn" tiếp thị cho các nhãn hàng

Hôm 24/1, chia sẻ với Nikkei, một nhà quản lý chi nhánh Tokyo của ByteDance, chủ sở hữu TikTok cho biết, hành động này bắt đầu cách đây khoảng hai năm và đã chấm dứt vào cuối năm 2021.

Quản lý chi nhánh Nhật Bản của ByteDance sẽ đưa ra các hợp đồng cho những người có ảnh hưởng kèm theo khoản thù lao. Sau đó, người quản lý sẽ xác định các video TikTok sẽ được chia sẻ trên Twitter. Đây là một phần của chiến lược quảng bá do chi nhánh Tokyo của ByteDance thực hiện.

Các chiến dịch tiếp thị bí mật có “vỏ bọc” như một tin đồn truyền miệng mà không công bố dưới hình thức là một chiến dịch có tài trợ của các nhà quảng cáo.

Luật pháp Nhật Bản không cấm các hình thức tiếp thị “lén lút” nhưng các quy định trong lĩnh vực tiếp thị cấm hoạt động này vì nó gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Công ty con của công ty khởi nghiệp Trung Quốc ByteDance tại Nhật Bản cho biết họ lấy làm tiếc vì đã tạo ấn tượng chưa đúng cho người tiêu dùng.

TikTok đã thu hút được một lượng lớn người theo dõi trẻ tuổi ở Nhật Bản sau khi ra mắt dịch vụ vào năm 2017. Năm 2021 đã chứng kiến ​​sự bùng nổ về khái niệm “doanh số bán hàng TikTok” của các sản phẩm có trong video trên nền tảng này.

Masayuki Hayashi, chủ tịch của Lovable Marketing Group, một công ty hỗ trợ các hoạt động truyền thông xã hội, cho biết: “Việc các nền tảng có lượng người dùng cao tham gia vào các hoạt động gây nhầm lẫn cho các chiến dịch truyền miệng thông thường là cực kỳ rủi ro. Điều này có thể khiến toàn bộ ngành công nghiệp bị mất uy tín.”

Nhiều nhà quan sát cho rằng, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đang gây áp lực buộc TikTok phải bí mật trả tiền cho những người có ảnh hưởng để chia sẻ nội dung. Vào năm 2020, Mỹ đã đưa ra lo ngại về nguy cơ dữ liệu cá nhân bị rò rỉ từ TikTok với chính quyền Trung Quốc. Tại Nhật Bản, chính quyền nước này đã ngừng sử dụng TikTok.

Điều này đã tạo ra cơ hội cho các đối thủ của TikTok tham gia vào thị trường này. Tháng 8/2020, Instagram bắt đầu cho phép người dùng đăng video Câu chuyện định dạng ngắn trên nền tảng, một tính năng gần giống TikTok. Một cú chạm trên màn hình có thể đưa người dùng đến một trang thương mại điện tử. Reels cũng đã được ghi nhận với sự gia tăng đáng kể về số lượng người theo dõi.

Tháng 7 năm ngoái, YouTube đã giới thiệu “YouTube Shorts”, thu hút hơn 15 tỷ lượt xem hàng ngày trên toàn cầu.

Với việc người tiêu dùng Nhật Bản rất cảnh giác với hoạt động “tiếp thị lén lút”, văn phòng của ByteDance ở Tokyo có nguy cơ mất người dùng nếu những lời giải thích của họ không thuyết phục.

(Theo Nikkei)

https://cafebiz.vn/tiktok-bi-nhat-ban-phat-hien-hanh-vi-len-lut-tra-tien-cho-kol-de-tung-tin-don-tiep-thi-cho-cac-nhan-hang-20220125141359729.chn

An Nhiên

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

TikTok bị Nhật Bản phát hiện hành vi lén lút trả tiền cho KOL để tung “tin đồn” tiếp thị cho các nhãn hàng
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here