Nếu như trước đây, dân sales hoàn toàn có thể thành công chỉ với một bộ đồ lịch lãm, một nụ cười nhiệt tình và một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng giờ đây, mọi thứ đã thay đổi.
Trong thời đại thông tin bão hoà như hiện nay, khách hàng luôn có sẵn thông tin mà họ cần biết, khiến bạn không có nhiều đất diễn để trình bày cho khách hàng. Bên cạnh đó, những người mua hàng hiện đại giờ không cần phải gặp mặt trực tiếp, khiến bạn cũng không cần luyện tập cho nụ cười.
Dưới đây là 11 sai lầm mà hầu hết dân sales gặp phải.
1. Gọi điện thoại
Bán hàng qua điện thoại là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất của dân sales. Cách duy nhất để thành thạo kỹ năng này chính là bạn nhấc máy lên và thực hiện cuộc gọi. Hãy tạo một lịch trình gọi điện thoại và bám thật sát lịch trình đó.
Một số sai lầm mà dân sales thường mắc phải khi gọi điện thoại cho khách hàng là nói dài dòng, thao thao bất tuyệt về mình, không quan tâm đến khách hàng, thời gian gọi không phù hợp, thái độ không niềm nở…
2. Soạn sẵn những nội dung chính
Trước khi bạn đã nhấc máy lên gọi điện cho khách hàng, hãy chuẩn bị thật kỹ nội dung mình định nói. Dân sales thường bỏ qua việc chuẩn bị một mẩu giấy nhỏ ghi những ý chính mình định nói.
Nếu chuẩn bị sẵn nội dung cho tất cả cuộc gọi của mình, bạn sẽ thấy mình giữ được sự tập trung, nói được những điều cần thiết với khách hàng và thậm chí là nhanh chóng trả lời được các thắc mắc ngược lại từ phía khách hàng.
3. Giọng nói
Một giọng nói kém nhiệt tình có thể sẽ kết thúc cuộc điện thoại ngay từ khi nó chưa bắt đầu. Theo khảo sát, những người sử dụng giọng háo hức, nhiệt tình là những người bán được nhiều hàng nhất. Ngược lại, những người có giọng nói buồn chán, tẻ nhạt thường bị khách hàng gác máy sớm.
Nếu làm nhân viên kinh doanh, bạn nên ghi âm giọng nói của mình và tự nghe lại, qua đó điều chỉnh để có một giọng nói tốt hơn.
4. Tập trung quá nhiều vào bản thân
Đừng nghĩ đến việc thể hiện bản thân và gây ấn tượng với khách hàng, họ không quan tâm đâu mà chỉ quan tâm điều họ muốn mà thôi.
Thay vì thể hiện mình, thao thao bất tuyệt về mình, bạn nên tập trung vào các nhu cầu của khách hàng, quan tâm tới khách hàng càng nhiều càng tốt.
5. Đừng để cuộc gọi chỉ là cuộc gọi
Nhiều người bán hàng kết thúc một cuộc gọi mà không hề nói cho khách hàng biết nếu muốn mua hàng thì sẽ phải làm gì tiếp? Gọi điện cho ai? Email vào đâu?…
Trừ khi bạn chỉ muốn nói chuyện với khách hàng 1 lần duy nhất, còn không hãy cho khách hàng biết thật chi tiết những gì phải làm nếu muốn mua hàng, mở đường cho những bước tiếp theo suôn sẻ hơn.
6. Nói quá nhiều
99% dân sales nói quá nhiều. Người chuyên nghiệp sẽ biết cách dừng lại đúng lúc để nhường lời cho khách hàng bằng những câu hỏi quan trọng.
7. Đừng diễn, hãy là chính mình
Thay vì diễn vai 1 người khác, 1 hình mẫu sales mà bạn tưởng tượng ra, hãy là chính mình với phong cách của riêng bạn, khác biệt với những người bán hàng khác, bạn sẽ ghi điểm trong mắt khách hàng.
8. Giá trị của sản phẩm
Đối với khách hàng nào cũng vậy, luôn có những khó khăn, vướng mắc khiến họ phải chi tiền để giải quyết. Nếu bạn có thể ước lượng được những khoản chi này, bạn hoàn toàn có thể tính toán để lượng hóa giá trị sản phẩm của mình với khách hàng.
9. Túi tiền khách hàng
Dân sales thường ngại hỏi về tài chính của khách hàng, đây là một sai lầm. Nếu bạn có thể thăm dò được xem ngân sách của họ khoảng bao nhiêu và cần những điều kiện gì để họ chi tiêu, bạn sẽ xây dựng được những giải pháp đúng đắn, phù hợp cho khách.
10. Những khách hàng không đủ tiêu chuẩn
Người chuyên nghiệp dành phần lớn thời gian của họ cho những khách hàng có triển vọng cao, xác suất lớn sẽ rút tiền mua hàng chứ không tốn thời gian cho những khách hàng không đủ tiêu chuẩn.
Bạn cần biết cách phân loại khách hàng và gạt bỏ những đối tượng không phù hợp. Từ bỏ những người này sẽ giúp bạn có thêm thời gian để thuyết phục khách hàng khác, hoặc tìm kiếm những người mới.
11. Trình bày vấn đề quá sớm
Nhiều người bán hàng bắt đầu cuộc gặp với khách hàng bằng một bài thuyết trình dài dòng văn tự rất dễ gây phản cảm.
Thay vì ngay lập tức thuyết trình, bạn nên tập trung vào khách hàng, tìm hiểu những khó khăn hay những mục tiêu của họ, nhu cầu ra sao…