Công ty gia đình làm sao để lớn mạnh?

0
1001

Bài viết của anh Hồ Minh Chính, Sáng lập và điều hành KAS Training & Coaching, Thanh Tan Furniture đăng trong Group Quản trị và Khởi nghiệp.

Công ty gia đình có nhiều kiểu gia đình trị, ví dụ như: Cha/con, mẹ/con, anh/em, con/cháu, bạn/bè, chồng/vợ hoặc vợ/chồng cùng quản trị, lãnh đạo công ty do gia đình sáng lập. Trên thế giới này, những công ty gia đình trị rất thành công và bền vững.

Tuy nhiên, riêng bài viết này chỉ nêu lên vấn đề công ty hai vợ – chồng cùng quản lý và lãnh đạo. Vậy ở Việt Nam chúng ta có nên hai vợ chồng cùng làm chủ, cùng quản lý và lãnh đạo một công ty hoặc tập đoàn hay không? Vậy hai vợ chồng cùng trị công ty có thành công hay không?

1. Giai đoạn khởi nghiệp: “Đồng vợ đồng chồng tác biển Đông cũng cạn”

Giai đoạn khởi nghiệp, công ty qui mô tổ hợp còn nhỏ, đơn giản dễ quản lý thì hai vợ chồng cùng làm, cùng quản lý, cùng lãnh đạo thì rất tốt.

Vì giai đoạn này qui mô nhỏ chồng làm sếp lãnh đạo, vợ làm sếp quản lý tài chính, thu chi, nhân viên, người làm đa số là con cháu, quen biết trong dòng họ, làng xóm cùng làm dễ sai, dễ bảo.

Giai đoạn này hai vợ chồng cùng quản lý công ty thì tuyệt vời, chia sẻ với nhau, kiểm soát công việc mọi thứ đi đúng quĩ đạo, thu nhập ổn định, chi phí thấp, phát triển nhanh.

2. Giai đoạn cất cánh: “Một rừng không thể có hai chúa sơn lâm, một nước không thể có hai vua”

Vượt ra khỏi tầm quản trị của gia đình – vợ chồng cùng trị, giai đoạn phát triển qui mô lớn nhanh, đòi hỏi mọi thứ quản trị phải có hệ thống, chuyên nghiệp thì lúc này cần phải có những chuyên gia, những người giỏi chuyên môn, giỏi quản trị làm thuê chuyên nghiệp để lãnh đạo và quản trị công ty.

Giai đoạn này chi phí, thu nhập, lợi nhuận khổng lồ, không thể quản trị kiểu thủ công như trước nữa, nếu hai vợ chồng cùng quản trị sẽ không thể chuyên nghiệp và kiểm soát nổi, lúc này sẽ xung đột ý tưởng lãnh đạo và kiểm soát của hai vợ chồng. Ai cũng muốn kiểm soát, ai cũng muốn chứng tỏ quyền lực.

Lúc này, thông thường người chồng làm lãnh đạo tối cao trong công ty về mặt pháp lý và danh chính ngôn thuận, nhưng người vợ quản lý tiền, thu chi. Người chồng có chiến lược vĩ mô mang tính đột phá, hứa hẹn mạnh miệng, nhưng khi chi tiền thì người vợ sợ rủi ro sẽ siết chi phí lại, tiền không ra thì quyền của lãnh đạo cũng bị vô hiệu.

Về nguồn nhân lực, lúc này công ty thuê những chuyên gia quản trị giỏi về chung sức quản trị công ty, nhưng sẽ chẳng ai ở lại làm lâu vì họ sẽ không quyết định được gì nếu hai vợ chồng ông chủ không thống nhất quan điểm.

Người làm thuê chuyên nghiệp muốn các ý tưởng, dự án của họ nhanh chống thực hiện thì phải chi phí đầu tư rất lớn, nhưng khi kế hoạch hành động thì rào cản lớn nhất là bà chủ không chi tiền, thế là họ rời bỏ ra đi. Cứ hết người này đến người khác vội đến và vội đi. Công ty sẽ khủng hoảng lãnh đạo, khủng hoảng chiến lược kinh doanh và bắt đầu tuột dốc, có khi khủng hoảng nội bộ hai vợ chồng sẽ đẩy công ty xuống vực thẳm và phá sản. Vì sẽ chẳng còn uy tín, hay hứng thú gì để làm việc sáng suốt mỗi ngày.

Ví dụ như: Công ty Cà Phê ABC, Công ty Bánh ĐP cách nay 5 năm, Công ty nước giải khát THPP, Công ty máy tính HLL và nhiều công ty khác hiện tại ở Việt Nam… (không thể dùng tên thật, mong quí vị thông cảm)

Không thể tồn tại một nước hai vua, tốt hơn hết lúc này một trong hai người không tham gia trong công ty nữa, có thể làm một lĩnh vực khác và không tham gia chi phối hay quyết định, kiểm soát bất cứ hoạt động nào trong công ty thì công ty mới tồn tại, phát triển lớn mạnh được.

P/S: Bài viết phân tích trên đây chỉ là dựa trên quan sát và tìm hiểu của cá nhân tôi, có thể thích hợp với vài trường hợp nào đó nhưng không đúng với trường hợp khác.

Công ty gia đình làm sao để lớn mạnh?
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here