Kỹ năng giải quyết vấn đề theo phương pháp McKinsey

0
1668

Bài viết của anh Lê Xuân Long – CEO of PMax – Performance marketing agency đăng trong Group FB Quản trị và Khởi nghiệp.

Bạn cưa nàng mãi không đổ. Bạn gặp vấn đề!
Bạn héo hon gầy mòn vì doanh số không tăng. Bạn gặp vấn đề!
Bạn rối loạn vì chi phí vượt ngoài tầm kiểm soát? Bạn gặp vấn đề!
Nhân viên không chịu tự suy nghĩ và làm việc tới nơi tới chốn. Bạn gặp vấn đề!

Làm quản lý, bạn cần rất nhiều kĩ năng, từ quản trị nhân sự, chiến lược đến sales, marketing, … Nhưng theo tôi, tất cả các kĩ năng chuyên môn đều có thể học được theo thời gian, nhưng kĩ năng nền tảng nhất giúp bạn tiếp cận mọi lĩnh vực hiệu quả chính là kĩ năng giải quyết vấn đề! Mọi loại vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy trong bài này tôi sẽ giới thiệu kĩ năng giải quyết vấn đề của McKinsey.

McKinsey & Company là công ty tư vấn chiến lược (management consulting – strategy consulting) số một trên thế giới, được mệnh danh là “Nhà máy sản xuất CEO của thế giới” … Khả năng giải quyết được công ty xác định là kĩ năng quan trọng nhất cho tất cả các nhân viên, từ người ngày đầu đi làm cho tới vị trí Tổng giám đốc toàn cầu. Đây là chìa khóa thành công cho McKinsey cũng như các nhân viên của họ trên con đường sự nghiệp sau này.

Kĩ năng giải quyết vấn đề sẽ đem đến cho bạn:

✓ Chìa khóa chung để tiếp cận mọi loại vấn đề
✓ Khả năng suy nghĩ mạch lạc, có hệ thống và cấu trúc rõ ràng
✓ Bức tranh toàn cảnh một cách nhanh nhất, từ đó xác định cần phải đi sâu vào đâu
✓ Tăng tốc độ giải quyết vấn đề lên gấp nhiều lần
✓ Tìm ra khía cạnh mới của vấn đề bị bỏ quên và chưa được khai thác

Phương pháp McKinsey gói gọn trong 7 bước:

1/ Xác định mục tiêu
2/ Cấu trúc hóa vấn đề
3/ Đưa ra thứ tự ưu tiên
4/ Lên kế hoạch tiếp cận
5/ Phân tích vấn đề
6/ Tổng quan các kết quả
7/ Xây dựng khuyến nghị

Ky nang giai quyet van de theo phuong phap McKinseyNhìn hình, bạn có thể thấy qui trình trên là khép kín trong 1 vòng tròn, sau khi đi 1 vòng qua 7 bước, bạn có thể quay trở lại bắt đầu từ bước thứ 1 lần thứ hai. Và bạn có thể đi qua n lần vòng lặp trên cùng 1 vấn đề. Tất nhiên đến lần thứ 10 hoặc 50 thì giải pháp của bạn thường sẽ tốt hơn rất nhiều so với giải pháp của vòng lặp đầu tiên.

Bạn có thể nghĩ đến điều gì mà bạn làm nhiều lần như vậy ko? Ví dụ: điều hành 1 doanh nghiệp! Bạn sẽ giải quyết vấn đề về điều hành doanh nghiệp của mình hàng ngày, và bạn sẽ đi qua vòng lặp này liên tục thậm chí đến lần thứ 1000+! Nếu bạn tiếp cận có phương pháp và hệ thống, kết quả bạn đạt được sau khi đi qua 1000 lần này sẽ vô cùng khác so với tiếp cận một cách tùy hứng.

Một điểm nữa nếu bạn chú ý, bạn sẽ thấy việc phân tích vấn đề chỉ là bước thứ 5 trong qui trình khép kín này. Bạn có thấy lạ không? Bình thường cứ nói đến giải quyết vấn đề mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc phải bắt đầu bằng phân tích vấn đề. Nhưng thực tế, nếu bạn đi theo đúng qui trình với tất cả các bước này, việc giải quyết vấn đề của bạn sẽ nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.

Ở mức độ cao, khi bạn đã quen thuộc với kĩ năng này và nó trở thành là của bạn, tức là nó như trở thành bản năng thứ 2 của bạn, bạn sẽ thấy cả qui trình được diễn ra trong đầu bạn một cách nhanh chóng và tự nhiên như nước chảy mây trôi, tự động được kích hoạt khi bạn nghĩ về … bất cứ vấn đề gì. Bạn sẽ trở nên nghiện và cảm thấy rất khó chịu khi không được đi theo qui trình này vì lí do nào đó.

Liệt kê ra nghe có vẻ giản đơn, nhưng nếu đi sâu vào phân tích từng bước một, ta sẽ hiểu, bảy bước là bảy giai đoạn khoa học, gắn kết chặt chẽ với thật nhiều bài học giúp ta quản trị mọi thứ, từ công việc cho đến đời sống hàng ngày.

Ở các bài sau tôi sẽ đi sâu vào từng bước, vì mỗi bước xứng đáng có 1 bài riêng của nó, và có rất nhiều điều để nói, để đi sâu.

Kỹ năng giải quyết vấn đề theo phương pháp McKinsey
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here