Kỹ năng sống còn trong quản lý

0
1239

Bài viết của chị Trương Mai, Giảng viên Kas Training & Coaching, đăng trong Group FB Quản trị và Khởi nghiệp.

Các doanh nghiệp thành công trong thế kỷ 21 là những doanh nghiệp nhận ra được tài sản quý nhất của họ chính là nhân sự, hay là nguồn vốn về con người.

Nền tảng của sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt với các công ty kinh doanh, đều nằm ở hoạt động đầu vào là từ đội ngũ bán hàng. Do đó sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khối óc của đội ngũ quản lý.

Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay, rất nhiều người công nhận rằng các nhà quản lý ngày nay không nên chú trọng nhiều vào kỹ thuật mà nên chú trọng nhiều hơn đến các kỹ năng liên quan đến con người. Đó là những kỹ năng truyền đạt, xây dựng các mối quan hệ, hoặc chỉ đơn giản là kỹ năng động viên truyền cảm hứng. Các kỹ năng động viên, khuyến khích truyền đạt trong quản lý là những kỹ năng quan trọng trong quá trình giám sát, giải quyết các vấn đề nhân sự, các tình huống phát sinh hàng ngày.

1. Kỹ năng thuyết phục

Một trong những sai lầm lớn nhất mà các nhà quản lý thường phạm phải, đó là thường yêu cầu các nhân viên của mình làm việc mà không cho họ biết mục tiêu.

Thuyết phục (selling) là quá trình giúp cho nhân viên của mình hiểu rõ công việc cần làm, vì sao và lợi ích mà họ đạt được sau khi làm xong việc. Dẫn dắt họ và làm cho họ tự nguyện làm việc chứ không phải yêu cầu (telling) họ phải làm việc.

2. Giải quyết xung đột

Ở bất kỳ nơi làm việc nào, cho dù quản lý tốt đến đâu vẫn có xung đột xảy ra. Cách giải quyết các xung đột như thế nào sẽ quyết định lớn đến năng suất công việc. Nếu xung đột được xem xét một cách hiệu quả, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho các cá nhân và tổ chức thông qua việc đem lại giải pháp có tính triệt để hơn cho vấn đề. Quan trọng là nhà quản lý cần:

– Nhận diện rõ xung đột
– Xác định nguyên nhân
– Chủ động phân tích loại xung đột
– Giải quyết xung đột theo hướng hai bên cùng có lợi

3. Kỹ năng truyền đạt hiệu quả

Đơn giản truyền đạt hiệu quả là sự phổ biến thông tin đến người nghe một cách chính xác và đầy đủ theo 5 phương châm: đúng lúc, đúng cách, rõ ràng, nhã nhặn và chính xác.

Hiểu lầm trong quá trình truyền đạt thông tin gây nên xáo trộn không cần thiết. Kỹ năng truyền đạt của nhà quản lý là hết sức quan trọng. Khi truyền đạt đúng và đủ về tầm nhìn, về mục tiêu của bạn đến các thành viên trong doanh nghiệp và họ hiểu ý đồ của bạn, tất cả sẽ có tiếng nói chung và sẽ cùng nhìn về một hướng.

4. Kỹ năng động viên tích cực

Động viên là quá trình giúp cho một người chuyển trạng thái tinh thần tiêu cực sang tích cực. Động viên khuyến khích cũng giống như tiếp thêm nhiên liệu cho động cơ, trang bị thêm vũ khí cho một chiến binh, hoa lá cỏ cây tiếp thêm ánh nắng mặt trời sau những ngày u ám.

Năng lực động viên là một trong những kỹ năng và phẩm chất thiết yếu mà một nhà quản lý cần có. Không chỉ là động viên, người quản lý còn phải duy trì sự nhiệt tình, đam mê vì công việc cho nhân viên mỗi ngày, và quan trọng là hãy luôn tự động viên mình làm thật tốt để làm gương.

Một con tàu muốn chạy tốt thì đầu tàu phải vững. Lèo lái doanh nghiệp thành công và đi đúng hướng cần người lãnh đạo giỏi, nhà quản lý tài năng và cả tập thể đồng lòng đi theo. Quản lý chưa bao giờ là việc dễ dàng nhưng không khó nếu bạn biết làm đúng cách và nắm rõ những kỹ năng quan trọng trên.

Hãy cố gắng và thành công nhé những nhà quản lý giỏi trong thế kỷ 21.

Kỹ năng sống còn trong quản lý
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here