Trong công việc kinh doanh: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, việc hợp tác kinh doanh rủi ro khi bị lừa tiền, chiếm quyền quản lý công ty, ăn cắp bí quyết kinh doanh. Việc lựa chọn đối tác đúng ngay từ đầu là quan trọng, vậy đâu là tiêu chí đặt ra để tìm kiếm một đối tác tốt.
1. Xác định rõ mục tiêu lựa chọn đối tác
Lãnh đạo công ty nhỏ thường dễ dàng trong chia sẻ cổ phần cho nhân sự có thành tích hoặc đối tác có tài chính tham gia quản trị mà không có chiến lược phát triển đối tác và không quan tâm đến nhu cầu thực tế doanh nghiệp.
Không hiếm câu chuyện lựa chọn đối tác không đúng nhu cầu doanh nghiệp mà nhà sáng lập phải từ bỏ vai trò lãnh đạo hoặc đóng cửa sau một thời gian vận hành. Trước khi hợp tác, dựa vào tình hình doanh nghiệp mà lãnh đạo đưa ra mục tiêu lựa chọn đối tác phù hợp.
Trong giai đoạn phát triển sản phẩm, đối tác có năng lực chuyên môn cao và trung thực là lựa chọn hợp lý. Hay giai đoạn mở rộng thị trường thì đối tác đầu tư tài chính là lựa chọn tốt hơn cả.
2. Tìm kiếm đối tác có năng lực chuyên môn khác nhau
Nhóm người cùng chuyên môn khởi sự kinh doanh là chuyện thường, suy nghĩ nhiều người cùng chuyên môn làm việc tăng hiệu suất và tập trung, thực tế thì trái lại, sự xung đột trong đưa ra mục tiêu và phương pháp thực thi sẽ làm công ty chậm phát triển.
Trong công ty, khi các đối tác vận hành doanh nghiệp với chuyên môn khác nhau giúp hoạt động công ty hiệu quả hơn bởi lý do không có xung đột về chuyên môn, không ảnh hưởng đến mục tiêu và phương pháp làm việc.
Lãnh đạo công ty trước khi ban hành sơ đồ tổ chức biết doanh nghiệp cần bộ phận gì? Chuyên môn nào? Để từ đó tìm kiếm đối tác liên quan.
Doanh nghiệp thương mại thì chuyên môn sản xuất không nhiều giá trị bằng chuyên môn bán hàng, marketing và kế toán; Doanh nghiệp xuất-nhập khẩu quốc tế thì chuyên môn thương mại quốc tế, logistic, luật pháp là quan trọng.
3. Quan sát hành vi, tính cách và thái độ trước khi ngỏ ý hợp tác
Chúng ta rất dễ bị ấn tượng bởi thành tích hay vẻ ngoài của đối tác mà đánh giá về năng lực của họ. Nhất là lãnh đạo trong doanh nghiệp nhỏ khi đánh giá nhân sự tạo ra kết quả mà vội vàng chia sẻ ngay quyền lợi cổ phần công ty để giữ chân họ, mà quên đi câu nói: “Đường dài mới biết ngựa hay”.
Chia sẻ cổ phần để giữ chân nhân tài là hành động hợp lý, trước khi thực hiện lãnh đạo cho nhân sự thời gian thử thách để quan sát thêm hành vi, tính cách và thái độ làm việc của nhân sự, để chứng minh nhân sự là đối tượng hợp tác tốt, trách nhiệm, suy nghĩ cho lợi ích chung của cổ đông và công ty.
4. Lựa chọn đối tác có bản mệnh tương sinh
Tương sinh là khái niệm trong phong thủy khi nói về sự hỗ trợ của đối tượng này với đối tượng khác. Vạn vật cộng hưởng tạo nên vòng tròn tương sinh khép kín: Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ.
Trong thời hiện đại, khi chúng ta hợp tác kinh doanh dựa trên uy tín, hợp đồng và bảo vệ pháp luật thì yếu tố phong thủy bị xem nhẹ, thậm chí bị coi như mê tín dị đoan, bài trừ trong thế hệ doanh nhân trẻ.
Thực tế rằng doanh nghiệp hoạt động đều dựa vào con người vận hành, hợp tác giữa hai doanh nghiệp suy cho cùng là quyết định giữa hai người lãnh đạo. Trường năng lượng mỗi người khác nhau, điều này lý giải tại sao khi gần người này chúng ta lại cảm thấy vui tươi, nói nhiều; hay gần người khác chúng ta lại trầm tĩnh, ít nói.
Do nên giữa hai đối tác có cùng năng lực, thái độ như nhau, người lãnh đạo nên ưu tiên chọn đối tác bản mệnh tương sinh là lợi thế tuyệt vời.
5. Ký kết hợp đồng hợp tác và phân chia cổ phần
Khởi sự kinh doanh thường bắt đầu bởi nhóm bạn có ý chí làm giàu, tin tưởng nhau, phân chia quyền lợi đồng đều và dựa trên cam kết miệng. Ngay từ ban đầu chính sự liên kết lỏng lẻo trong ban lãnh đạo dẫn đến sự xung đột trong ban quản trị công ty.
Người lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ buộc chiếm cổ phần lớn hơn 51% để đủ quyền chi phối mọi hoạt động công ty theo đúng sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược đặt ra.
Việc tham gia và rời khỏi công ty của cổ đông phải ký kết Hợp đồng góp vốn cổ đông, Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông hiện hữu, cổ đông mới và doanh nghiệp.
Trên đây là 5 tiêu chí chọn đối tác làm ăn cho doanh nghiệp nhỏ, chúc bạn khởi sự kinh doanh thành công
Nguyễn Bá Mạnh