Cô gái vùng sâu khởi nghiệp từ yến

0
343

Với ước mơ xây dựng thương hiệu yến sào chất lượng cho huyện vùng sâu tỉnh Đắk Lắk, cô gái Hồ Thị Thanh Thảo nỗ lực không ngừng. Sau gần 4 năm, đến nay cơ sở tinh chế yến sào của Thảo dần khẳng định chất lượng và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ khó khăn trên địa bàn.

Chị Hồ Thị Thanh Thảo (SN 1994, xã Cư Kpô, huyện Krông Búk) chủ cơ sở sản xuất yến sào Ban Mê chia sẻ, trong quá trình khởi nghiệp với yến sào có 4 lần phải đóng xưởng, đến năm 2021 mới dần ổn định. Hiện chị Thảo đang làm hồ sơ, thủ tục để tham gia OCOP.
Với cách nói chuyện điềm đạm, chị Thảo kể, năm 2016, tốt nghiệp ngành Dược nhưng ra trường không theo ngành. Năm 2018, Thảo bắt đầu khởi nghiệp với tổ yến loại thực phẩm được xem là “vàng trắng” của đất trời. Ban đầu, Thảo nhận gia công yến, chỉ thu mua số lượng ít yến thô và một mình làm tất cả các công đoạn để cho ra thành phẩm yến sào.

Cô gái vùng sâu khởi nghiệp từ yến - Ảnh 1.

Nhân công cơ sở chị Thảo làm sạch tổ yến

Lần đầu chị chưa có kinh nghiệm nên lô hàng về bị nấm mốc lỗ vốn. Những năm tiếp theo, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, phải đóng xưởng, năm 2021 chị mở lại. Bằng mối quan hệ đã có cộng với kinh nghiệm trong thời gian làm gia công tổ yến, chị bắt đầu rẽ hướng để đầu tư cơ sở sản xuất cho riêng mình.

Là “tay ngang” làm về các sản phẩm yến, nên Thảo vừa làm, vừa học hỏi, tìm hiểu về nguồn nguyên liệu, các công đoạn tinh chế yến. Có một điều may mắn là mẹ của Thảo nhiều năm làm trong nghề yến. Mẹ chị có thời gian dài mở cơ sở sản xuất yến ở Malaysia, mấy năm gần đây về mở cơ sở và xây dựng nhà yến ở tỉnh Đồng Nai.

Hiện tại, cơ sở của chị Thảo đang sản xuất các loại sản phẩm: Yến tinh chế, yến định hình, yến rút lông khô, yến chưng hũ. Một tháng cơ sở làm ra 15 kg thành phẩm với nhiều mức giá khác nhau, dao động 3,2 – 3,6 triệu đồng/hộp loại 100gram; yến chưng 50.000 đồng/hũ…

Theo chị Thảo, đây là công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và kiên nhẫn nhất. Công đoạn gia công làm sao đảm bảo nguyên chất thiên nhiên, cũng như giá trị và vệ sinh an toàn thực phẩm. Phương pháp rút lông khô khó nhất, kỹ thuật cao, yêu cầu giữ phom dinh dưỡng có trong tổ yến, sạch sẽ trong từng sản phẩm.

Để có thành phẩm là các tai yến như những cánh sen đẹp mắt, bổ dưỡng, yến thô sau khi thu mua sẽ trải qua nhiều công đoạn làm sạch yến thì đem đi ép vào khuôn tạo thành tổ và cuối cùng là sấy.

Anh Vũ Minh Cường, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam huyện, Chủ tịch CLB thanh niên khởi nghiệp huyện cho biết, chị Hồ Thị Thanh Thảo là thành viên CLB thanh niên khởi nghiệp huyện Krông Búk. Tham gia CLB được 2 năm, chị Thảo luôn nhiệt tình, sáng tạo, trách nhiệm.

Nguyễn Thảo

Theo tienphong.vn
Cô gái vùng sâu khởi nghiệp từ yến
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here