Cựu chiến binh 40 năm trồng chè rừng Đoỏng Pán

0
1054

Ông Luyến kể, cây chè mọc tự do trong rừng Đoỏng Pán từ lâu đời. Đó là miền quê nghèo của thôn Đoỏng Pán, xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên , Cao Bằng. Cụ thân sinh của ông được nghe bạn bè kể nhiều về cách chế biến chè trung du, mới mày mò tìm ra cách sao và chế biến loại chè rừng bản địa. Có thể nói, gia đình ông là một trong những hộ đầu tiên tại Đoỏng Pán theo nghề làm chè.

Chè chế biến xong, pha thấy nước trong, vị chát đắng nhẹ, hậu vị ngọt. Từ đấy người Đoỏng Pán bắt đầu chế biến chè. Sau năm 1960, thì thu lượm hạt cây chè rừng về trồng ở những quả đồi, ngọn núi quanh nhà.

Năm 1980, chiến tranh kết thúc, ông Luyến rời quân ngũ về quê nối nghề chế biến trà gia truyền của gia đình. Những năm đầu trở về, đời sống khó khăn, nên ông Luyến vừa làm chè, vừa học bà con địa phương trồng lúa, trồng ngô, chăn gà, nuôi lợn, trâu để tự cung tự cấp.

polyad

Ở tuổi 65, ông Triệu Đức Luyến vẫn lên rừng hái chè hàng ngày. Ảnh: Bizmedia

Trước kia, giao thông còn chưa phát triển, chè Đoỏng Pán chủ yếu tiêu thụ trong vùng. Phiên chợ nào, chè cũng đắt hàng, nhà nhà mua về uống hàng ngày và biếu tặng. Đến khi thị trường mở cửa, các loại chè rẻ hơn từ nơi khác tràn đến và cạnh tranh được về giá, khiến nghề chế biến chè địa phương dần mai một. Làng Đoỏng Pán chỉ còn vài hộ bám trụ với cây chè, trong đó có gia đình ông.

Vài năm trở lại đây, thị trường có xu hướng ưa chuộng thực phẩm sạch, hữu cơ, rõ nguồn gốc. Chè Đoỏng Pán với hương vị và cách làm mộc mạc tự nhiên bắt đầu được ưa chuộng trở lại. Hiện ở các thôn Đoỏng Pán 1, 2 và 3 có khoảng 40 hộ trồng và chế biến chè.

polyad

Chè Đoỏng Pán khi đã sao khô. Ảnh: Bizmedia

Chè rừng Đoỏng Pán là giống bản địa, nên thích nghi tốt với khí hậu nơi đây. Cây không cần chăm bón, sinh trưởng khỏe mạnh trên đất dốc đồi núi. Người trồng cũng không bón phân hay đốn cành, công việc chăm sóc duy nhất là cào cỏ quanh gốc.

Hàng năm, vụ hái chè bắt đầu từ tháng 3 đến 6 và từ tháng 9 đến hết năm. Mỗi vụ chè, cách 15-20 ngày hái một lần. Thời gian hái thường vào buổi sáng, khi mặt trời lên, búp chè đã ráo sương. Lá chè thu hoạch được tãi ra chiếu khoảng 30 phút, đến chiều mới bắt đầu sao chè trên bếp than củi.

Ông Luyến cho biết, cách sao chè Đoỏng Pán khá đặc biệt. Cựu chiến binh học kỹ thuật sao chè cha truyền con nối và tự rút ra kinh nghiệm riêng. Mất 6 tiếng để sao được một kg chè khô hoàn chỉnh.

4 tiếng đầu sao héo cho chè hết nước, lá chè tự xoăn lại nhờ tay người đảo trên chảo gang, lúc đầu lửa to, sau lửa rút dần, cuối cùng chỉ còn than hồng. 2 tiếng sau, để cehf nguội bớt rồi ủ trên bếp tro ấm. Củi sao chè tuyệt đối không được có mùi, kỵ nhất là củi khảo kinh.

polyad

Cụ chiến binh sao chè thủ công bằng tay. Ảnh: Bizmedia

Chè Đoỏng Pán ngon sẽ đạt được cả độ thanh, sắc, vị, thần. Cánh chè khô, xoăn tự nhiên, nhìn thẳng hơi xanh đen, nhìn nghiêng xanh óng (sắc). Trà Đoỏng Pán pha với nước tinh khiết hoặc nước mưa hứng trời, cho chất nước trong vắt như mật ong (độ thanh). Vị trà đậm, chát êm rồi đọng lại vị ngọt (vị). Cuối cùng uống xong có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái (thần). 

“Có được cây chè quý là nhờ trời cho, nhưng để có được trà ngon lại là còn ở cái tâm người làm, bỏ công sức, tâm huyết thì mới có sản phẩm chất lượng”, ông Luyến nói.

Gia đình ông Luyến hiện mỗi vụ sản xuất được khoảng 50 kg. Chè Đoỏng Pán chủ yếu bán lẻ cho thương lái sành trà tìm đến đặt hàng, với giá dao động 400.000-500.000 đồng mỗi kg.

Ông chia sẻ, tuy giá bán chè cao, song nhiều hộ chưa mặn mà, do làm chè thủ công tốn nhiều công sức và thị trường còn nhỏ. Làm chè vẫn chỉ là nghề phụ của bà con bên cạnh trồng ngô, lúa và chăn nuôi.

Bảo Lâm

Cựu chiến binh 40 năm trồng chè rừng Đoỏng Pán
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here