Người đứng sau sự thành công của Amazon hay Facebook, Microsoft, Apple

0
708
Bàn về thành công của Jeff, chúng ta không thể phủ nhận về vai trò của người đồng hành cùng ông trong suốt 25 năm; thế nhưng, có một nhân tố cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, đứng đằng sau thành công của những ông lớn Amazon hay Facebook, Microsoft, Apple.
nguoi dung sau su thanh cong cua amazon hay facebook microsoft apple
Ảnh Bezos và vợ

Gần đây, dư luận cuối cùng cũng có một thứ khác để nói về Jeff Bezos thay vì là người soán ngôi giàu nhất thế giới của Bill Gates. Và cũng thật buồn vì đó lại là tin tức về một cuộc chia tay tỷ đô giữa ông và vợ.

Bàn về thành công của Jeff, chúng ta không thể phủ nhận về vai trò của người đồng hành cùng ông trong suốt 25 năm; thế nhưng, có một nhân tố cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, đứng đằng sau thành công của những ông lớn Amazon hay Facebook, Microsoft, Apple.

Nhân tố “ít khi được nhắc đến” khi nói về thành công

Jobs từng nói: “Người đó thực sự đã nâng đỡ tôi bằng đôi cánh của mình” và định hướng cho ông “mục tiêu cuộc đời của anh nên là đi theo những điều anh tin tưởng và xây dựng một công ty trường tồn – chứ không nên là việc làm thế nào để trở nên giàu có” và thừa nhận “Mike đã dạy tôi rất nhiều điều”.

Đó chính là những điều Jobs chia sẻ khi nhắc tới Mike Markkula – người đã cố vấn cho ông trong những năm đầu với Apple – hay chúng ta còn gọi bằng cách khác: Mentor.

Tương tự, Jeff cũng được truyền cảm hứng bởi David Shaw trong việc xây dựng hệ thống nhân sự hỗ trợ, trở thành những lãnh đạo tiềm năng trong tương lai bằng việc thường xuyên cùng ngồi cùng Jeff theo vòng tròn – trong những cuộc họp định hướng chiến lược quan trọng – thay vì chỉ có một mình ông họp cùng các nhà đầu tư.

Những doanh nhân thành công nhất thế giời như Steve Jobs, Oprah Winfrey, Bill Gates, và Mark Zuckerberg (người đã từng được mentor bởi chính Steve Jobs) đều tin rằng mentor chính là người đã đưa ra những lời khuyên thiết thực, các cơ hội kết nối lý tưởng, cùng nhiều kế hoạch mang tính chiến lược mà chỉ có thể được đúc rút từ chính kinh nghiệm của mentor đó – chứ không thể học được từ sách vở.

Đằng sau những startup thành công là hình ảnh người cố vấn “có tầm”?

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, khi đã nếm trải nhiều thất bại và nhận ra “không ai có thể đi một mình”, các start-up bắt đầu cẩn trọng và khiêm nhường hơn, họ tìm tới những vườn ươm để mở rộng mạng lưới những người giỏi, cùng chí hướng và tham gia các khoá học khởi nghiệp để tìm kiếm cho mình người mentor để có thể chia sẻ, định hướng và phản biện.

Monkey Junior, Atadi, Hoa Yêu Thương hay Appota là các start-up Việt Nam sử dụng nền tảng công nghệ để phát triển mô hình kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ giáo dục, du lịch, giải trí đến dịch vụ hoa tươi. Họ là những start-up đã đạt được những thành tựu nhất định trong hành trình khởi nghiệp đầy chông gai. Trong đó, Monkey Junior đã giành giải nhất cuộc thi “Sáng kiến toàn cầu tại Mỹ” và cán mốc 3 triệu người dùng trong năm 2018; Atadi vừa hoàn thành thương vụ sát nhập bạc tỷ với Vntrip; còn Appota đạt giải “Doanh nghiệp đột phá nhất” do tổ chức Founder Institute Quốc tế trao tặng tại Silicon Valley.

Điểm chung giữa các start-up này chính là các nhà sáng lập đều được dẫn dắt bởi các cố vấn giàu kinh nghiệm qua khoá tập huấn khởi nghiệp tới từ Silicon Valley. “Bên cạnh ý tưởng độc đáo, ý chí nghị lực, sự kiên trì thực hiện mục tiêu, công thức thành công của start-up còn có 1 nhân tố không thể thiếu: Một người thầy – một vị cố vấn giỏi và phù hợp!” – Anh Đào Xuân Hoàng, nhà sáng lập Monkey Junior, đúc kết kinh nghiệm từ chính bản thân mình.

“Bất cứ ý tưởng của bạn là gì, họ cũng có thể gây sốc cho bạn bằng một góc nhìn khác”

Anh Nguyễn Văn Phong, nhà sáng lập Atadi từng chia sẻ, trong ngày đầu tiên gặp anh Phạm Minh Tuấn – CEO Topica Edtech Group – Edtech lớn nhất Đông Nam Á, anh không khỏi “sốc” khi anh Tuấn phản biện và bác bỏ gần như toàn bộ công trình start-up mà anh đã gây dựng trong cả năm qua. Tuy nhiên, qua các buổi học tiếp theo, anh mới nhận ra lời phản biện đó đến từ sự từng trải, giúp anh nhìn nhận lại những lỗ hổng trong mô hình kinh doanh của mình, từ đó chỉnh sửa và cho ra đời Atadi thành công như hiện nay. Hay như Khôi Nguyễn, sáng lập Wefit chia sẻ: “Việc hàng tuần “được” hỏi xoáy đáp xoay không chỉ một mà đến 3-4 cố vấn với thế mạnh ở đa lĩnh vực giúp tôi vừa chóng mặt nhưng cũng vừa “tỉnh ngộ” “

Chính sự phản biện khách quan, sắc sảo từ những bậc tiền bối đã nếm mùi thất bại và đứng lên sẽ giúp các start-up tiết kiệm được vài năm chinh chiến hay thậm chí cả gia tài đánh đổi cho những hướng đi sai lầm. “Cố vấn giàu kinh nghiệm, hiểu doanh nghiệp của bạn sẽ giúp bạn đi đúng hướng, lường trước được rủi ro và xác suất thất bại giảm thiểu.” – Anh Phạm Hoàng Thái Dương, CEO Hoa Yêu Thương nhận định.

nguoi dung sau su thanh cong cua amazon hay facebook microsoft apple

Ảnh tại một buổi show case với các mentor của Topica Founder Institute

Một phần ba thương vụ gọi vốn năm 2016 tới từ “lò luyện startup” với những cố vấn hàng đầu.

Theo thông kê của SBA – Tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ, 30% các doanh nghiệp mới ra đời không tồn tại được quá 24 tháng và 50% số còn lại không vượt qua 5 năm. Tuy nhiên, 70% các doanh nghiệp được cố vấn với chuyên gia sẽ tiếp tục hoạt động sau 5 năm. Điển hình, các cố vấn tại TFI đã định hướng cho anh Phạm Hoàng Thái Dương, nhà sáng lập Hoayeuthuong, giúp anh mở rộng tầm nhìn cho doanh nghiệp của mình. “Các cố vấn tại TFI đã giúp tôi hướng mục tiêu xa hơn là xây dựng hệ sinh thái cho ngành hoa Việt Nam, chứ không đơn thuần vận hành một shop hoa hay dịch vụ giao hoa. Nhờ vậy mà tôi hoạch định được con đường đi cho Hoa Yêu Thương trong 10, 20 năm tới”, anh chia sẻ.

Chính những “bài học” thực tế, sự phản biện sắc bén và lời khuyên đúng lúc của các nhà cố vấn đã tạo nên sự thành công của các start-up. Điều này đã góp phần tạo nên sự phát triển vững mạnh của cộng đồng start-up Việt: một phần ba thương vụ gọi vốn vòng Seed và Series A năm 2016 đến từ học viên của TFI.

Nhận thức được vai trò của mentor được coi là mảnh ghép hoàn hảo và quan trọng trong bức tranh lớn của hệ sinh thái khởi nghiệp.

Nhìn lại thời điểm hàng chục năm về trước, khi các startup Việt phải tự mò mẫm để tìm đường. Những sai lầm và thất bại của họ đã phải trả giá bằng những năm tháng tuổi trẻ và niềm tin. Phải là những người “thần kinh thép” hoặc rất may mắn thì mới có cơ hội đi tiếp. Nhiều người trong số họ chọn con đường đi ra nước ngoài để học tập và cũng có lẽ, là để tìm cho mình những người cố vấn, giúp họ trả lời câu hỏi “tôi nên làm gì?” hay “tôi phải làm thế nào”…

Startup Việt hiện nay không còn phải đi tới Mỹ, Nhật,… hay những nước phát triển khác để “học”, hay “tìm thầy”… vì ngay tại Việt Nam, chúng ta đã có những mạng lưới, vườn ươm với tiêu chuẩn và quy mô quốc tế. Một trong số đó là TFI – bệ phóng khởi nghiệp tới từ thung lũng Silicon, Mỹ. Đây được coi như một bước đột phá trong việc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp với mục tiêu hỗ trợ startups từ những ngày đầu và xuyên suốt theo cả quá trình phát triển tới thành công.

Hoàng Thiên

Dân trí

Người đứng sau sự thành công của Amazon hay Facebook, Microsoft, Apple
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here