Trong vòng 5 năm qua, tập đoàn Tencent Holdings với các công ty con cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc, trong đó nổi tiếng với ứng dụng nhắn tin Wechat. Theo danh sách công bố của Hurun Global Unicorn List 2019, Tencent đã đầu tư vào 46 công ty kỳ lân (có mức định giá trên một tỷ USD) trên phạm vi toàn cầu, vượt hơn hẳn so với con số 42 công ty của Tập đoàn đầu tư tài chính Nhật Bản Softbank. Tencent và Softbank đứng thứ hai và ba trong danh sách 10 nhà đầu tư hàng đầu thế giới. Dẫn đầu vẫn là quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ Sequoia Capital với 92 công ty kỳ lân nhận vốn.
Nhìn chung, các công ty Mỹ và Trung Quốc chiếm ưu thế trong danh sách các nhà đầu tư rót vốn nhiều nhất cho kỳ lân công nghệ. Trung Quốc có ba đại diện là Tencent, Alibaba và GGV. Mỹ thì có Sequoia Capital, Tiger Fund, IDG, Goldman Sachs và Andreessen Horowitz.
Sau những nỗ lực sàng lọc và đầu tư, Tencent đã bắt đầu gặt hái được nhiều thành công. Báo cáo tài chính quý II/2019 vừa qua, tính từ đầu tháng 4 đến 6, tập đoàn đạt lợi nhuận ròng 27%, tăng 5% so với mức 225 cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, Softbank vẫn đang loay hoay với áp lực từ nhiều nhà đầu tư vì các công ty nhận vốn đầu tư như Uber và Slack tăng trưởng quá chậm, Wework thì thua lỗ nặng, phải cắt giảm nhân sự hàng loạt và thất bại trong kế hoạch phát hành cổ phiếu IPO.
Hiện nay, nhiều chuyên gia vẫn đánh giá cao Softbank hơn Tencent về khối lượng đầu tư tuyệt đối. Từ năm 2015 đến 2017, quỹ Vision Fund của Softbank đã chi ra khoảng 80 tỷ USD thì Tencent mới chỉ đầu tư khoảng 30 tỷ USD. Tuy nhiên, Tencent đang nổi lên mạnh mẽ như một ông lớn với tên gọi “Softbank của Trung Quốc”, thường chi mạnh cho các khoản đầu tư vào các startup hoạt động trong lĩnh vực trò chơi trực tuyến và mạng xã hội. Ngoài ra, tập đoàn còn rót vốn vào các doanh nghiệp dịch vụ, bán lẻ, gọi xe, sản xuất chế tạo xe điện… với 5% cổ phần của Tesla và 7,5% cổ phần của Spotify.
Tập đoàn Tencent được xem như là “Softbank Trung Quốc” với nhiều khoản đầu tư lớn cho các công ty khởi nghiệp công nghệ, doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu. |
Chiến lược tập trung rót vốn cho các công ty khởi nghiệp có tiềm năng trong giới công nghệ đã được các tập đoàn lớn theo đuổi trong đó nổi bật nhất phải kể đến Softbank. Tập đoàn này đã đầu tư rất sớm và chi đậm vào Uber và nhiều công ty khởi nghiệp thành công khác như Slack, Wework và Flipkart.
Trong khi đó, Tencent thì lại rót vốn vào hãng gọi xe nội địa Didi Chuxing với mức định giá 55 tỷ USD, tuy nhiên tình hình kinh doanh không khả quan. Ngoài ra, khoản đầu tư lớn khác có thể kể đến là rót vốn cho ngân hàng số Webank với mức định giá 20 tỷ USD cùng nhiều công ty dịch vụ giao hàng ở Ấn Độ và Trung Quốc.
An Phạm