Vì sao doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo lại “bỏ xứ” ra đi?

0
2181

Hội đồng tư vấn, lãnh đạo của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân cho rằng, môi trường chính sách và khung pháp lý hiện hành còn nhiều điểm gây khó khăn cho doanh nghiệp mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh.

Kinh tế số đang ngày càng trở nên quan trọng với nền kinh tế toàn cầu. Sự chuyển đổi kinh tế số là yếu tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, và là nền tảng để tăng năng suất cho các ngành nghề kinh tế khác, cũng như tạo ra các cơ hội đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp và phương thức tiếp cận thị trường mới.

Với hàng loạt văn bản, chính sách đã ban hành, Chính phủ đã thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc nhận biết cơ hội, giá trị và thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, hình thành các Smartcity tại Việt Nam, tạo các cơ hội và tiền đề nắm bắt CMCN 4.0.

Tuy nhiên, trong một báo cáo nhằm phục vụ cho Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Hội đồng tư vấn, lãnh đạo Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) với các đại diện doanh nghiệp diễn ra vào đầu tháng 12 tới, Ban IV cho biết, quá trình hình thành nền kinh tế số cũng như phát triển các Smartcity ở Việt Nam chưa hội tụ các điều kiện thuận lợi cần thiết.

Đáng lưu ý, trong đó, Hội đồng tư vấn, lãnh đạo của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, do Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính Trương Gia Bình làm Trưởng ban, cho rằng, môi trường chính sách và khung pháp lý hiện hành còn nhiều điểm gây khó khăn cho doanh nghiệp mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh.

Đặc biệt, chính sách thuế với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ung cấp dịch vụ số tại Việt Nam được đánh giá là đang có bất cập. Cụ thể, trong khi các đơn vị cung cấp dịch vụ qua biên giới như Google, Facebook, Grab, … chỉ phải trả thuế nhà thầu là 5% thì doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ tương tự không những phải trả thuế VAT, thuế người dùng mà còn phải trả 25% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp Việt mở công ty ở ngoài Việt Nam để tối ưu thuế. Nhà nước cần ban hành chính sách thuế ngang bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng”, Hội đồng tư vấn do ông Trương Gia Bình làm Trưởng ban cho biết.

Bên cạnh đó, Ban nghiên cứu cho rằng, hiện tượng độc quyền trong ngành viễn thông, truyền hình vẫn tồn tại do các chính sách, quy định của nhà nước. Chính phủ cũng chưa có chiến lược chuyển đổi số quốc gia nên các chính sách triển khai còn thiếu vắng hoặc không đồng nhất với chủ trương lớn. Cụ thể, doanh nghiệp công nghệ thông tin vẫn gặp sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.

Một ví dụ về bất cập giữa chính sách thu hút đầu tư giữa doanh nghiệp quốc tế và doanh nghiệp trong nước cũng được đại diện các doanh nghiệp tư nhân chỉ ra là, hiện các trung gian thanh toán cần xin phép với nhiều thủ tục, quy trình kiểm soát thanh kiểm tra định kỳ của cơ quan Nhà nước nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn nằm ngoài vòng kiểm soát này.

Nhìn chung các dịch vụ xuyên biên giới: Mạng xã hội Facebook, quảng cáo trực tuyến Google, game trực tuyến, trung gian thanh toán: visa, master, paypal,.. có sự đối xử không công bằng giữa các doanh nghiệp lớn của quốc tế với doanh nghiệp nội địa từ việc xin phép, đến thuế suất, đến hậu kiểm. Dẫn đến tình trang doanh nghiệp nội càng tuân thủ khi được cấp phép lại càng bị kiểm soát ngặt nghèo bởi thanh kiểm tra, hậu kiểm các loại”, bản báo cáo nêu.

Vì sao doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo lại “bỏ xứ” ra đi?
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here