Mở quán sửa chữa xe máy, xe đạp cần chuẩn bị những gì?

0
3872

Ở các vùng nông thôn, mở quán sửa chữa xe máy, xe đạp rất phát triển và có tiềm năng lâu dài. Nếu có ý định mở quán sửa chữa xe máy, xe đạp thì dưới đây là những việc bạn cần chuẩn bị.

1. Nghiên cứu thị trường, khách hàng tiềm năng

Trước khi kinh doanh bạn nên xem xét khu vực xung quanh đã có cửa hàng sửa chữa nào chưa, nhu cầu khách hàng ra sao và giá cả thế nào, ngoài dịch vụ sửa chữa còn có kinh doanh thêm dịch vụ nào không như rửa xe hay kinh doanh thêm hàng hóa gì nữa…

Từ đó bạn sẽ xác định được mình có nên làm hay không và khả năng cạnh tranh ra sao.

2. Học nghề sửa chữa xe máy, xe đạp

Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc và có kỹ năng sửa chữa xe máy, xe đạp thì rất thuận lợi để kinh doanh.

Nếu chưa có kiến thức và kỹ năng thì bạn có thể tham gia một khóa học nghề sửa chữa, có thể đăng ký học ở các trường trung cấp nghề, các lớp dạy nghề hoặc học hỏi từ những cửa hàng sửa chữa xe máy, xe đạp lớn hơn, người có kinh nghiệm truyền đạt lại cho bạn…

Khi có kinh nghiệm và kỹ năng thành thạo thì bạn có thể tự mở quán sửa chữa xe máy, xe đạp cho riêng mình.

3. Chuẩn bị vốn

Vốn để mở quán sửa chữa sửa xe máy, xe đạp không cần quá lớn, bạn chỉ cần một mặt bằng nho nhỏ và đồ nghề, dụng cụ đơn giản lúc đầu để hành nghề.

Sau đó khi đã có nhiều khách thì bạn mua thêm phụ tùng để thay thế, kinh doanh đa dạng, phong phú hơn.

Bạn cần có vốn dự trù cho những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh và tiền nuôi quán trong vài tháng đầu chưa có lãi.

Theo một số người có kinh nghiệm, số vốn ban đầu khoảng 50 – 70 triệu đồng, làm tại nhà luôn sẽ thuận lợi không mất chi phí mặt bằng. Khi làm bạn chỉ cần sắm đồ nghề cơ bản, sau một thời gian sẽ sắm dần những vật dụng cần thiết cũng chưa muộn.

Mo quan sua chua xe may xe dap can chuan bi nhung gi4. Thuê địa điểm

Nếu gia đình chưa có địa điểm, mặt bằng thì bạn phải đi thuê một nơi để mở quán sửa chữa xe máy, xe đạp.

Nên thuê cửa hàng ở vị trí mọi người dễ nhìn thấy, xe cộ qua lại đông đúc, dân cư đông đúc, đường giao thông thuận lợi…

Thông thường giá thuê cửa hàng diện tích từ 20-3-m2 ở nông thôn dự tính khoảng từ 500.000 đến 1 triệu đồng/tháng tùy khu vực.

5. Nhập linh kiện và phụ tùng

Muốn sửa chữa xe máy, xe đạp bạn phải nhập linh kiện và phụ tùng cơ bản. Ở vùng nông thôn thì bạn không cần nhập linh kiện phụ tùng quá đắt đỏ, chỉ cần giá cả phải chăng, phù hợp với mức sống của người dân.

Bạn có thể liên hệ với các đại lý lớn, cửa hàng lớn hơn để nhập hàng hoặc nếu có điều kiện thì liên hệ công ty sản xuất linh kiện để nhập đồ về kinh doanh.

6. Marketing và hoạt động

Khi mới mở quán, bạn nên có những hoạt động khuyến mãi để mọi người đến quán và sửa chữa xe máy, xe đạp.

Ở vùng thôn quê thường kinh doanh bằng mối quan hệ thân tình, gần gũi nên bạn có thể marketing bằng cách sửa xe cho những người có tiếng nói và tầm ảnh hưởng trong thôn, bản để marketing, giới thiệu dịch vụ sửa chữa xe máy cho mọi người trong làng xã.

Đừng bao giờ thu phí sửa chữa quá cao bởi người dân quê sống bằng cái tình hơn tiền. Càng nhiều khách hàng biết đến cửa hàng sửa chữa xe máy, xe đạp của bạn thì dù giá rẻ bạn vẫn có lãi nhiều.

Mở quán sửa chữa xe máy, xe đạp cần chuẩn bị những gì?
1 (20%) 1 vote

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here