Chuyện hai nhà khởi nghiệp

0
1258

Jennifer tự hào đứng giữa Sở giao dịch chứng khoán New York cùng ‘bộ sậu’ lãnh đạo công ty của mình. Hôm nay là một ngày trọng đại của cô. Đồng hồ điểm 9:30 sáng, chuông reo. Công ty của cô đã sẵn sàng lên sàn!

Jennifer thành lập công ty của mình trong gara của bố mẹ

Jennifer thành lập công ty của mình trong gara của bố mẹ

Jennifer thành lập công ty của mình trong gara của bố mẹ. Chỉ sau 6 năm, công ty đã lên được sàn, phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Tên tuổi xuất hiện trên tất cả các mặt báo. Một thành công rực rỡ.

Joe, anh trai của Jennifer, cũng là 1 doanh nhân. Anh cũng thành lập công ty 10 năm trước. Công ty xây dựng của anh có doanh thu hơn 10 triệu đô la mỗi năm.

Cả Jennifer và Joe đều là doanh nhân, điều hành những doanh nghiệp lớn, nhưng mỗi người lại xây dựng sự nghiệp của mình một cách khác nhau. Ai là người thành đạt hơn?

JenniFer – nhà chiến lược

Jennifer phải đối mặt với một thách thức to lớn mà hầu hết mọi nhà sáng lập đều gặp phải: cô không có tiền.

Cô cần có nhà đầu tư. Cô bán 25% cổ phần công ty mình cho gia đình và bạn bè để có 250.000 đô cho công ty khởi động.

Cô lập 1 nhóm nhỏ, bắt đầu làm việc ở trong gara ô tô của gia đình, rồi chuyển đến 1 văn phòng bé và bắt đầu phát triển sự nghiệp một cách nhanh chóng. Sau nhiều thăng trầm, đến năm thứ 2, công ty của Jennifer đã tạo được doanh thu đáng kể, nhưng vẫn chưa có lãi và vẫn cần thêm tiền để duy trì hoạt động.

Jennifer đã làm theo chính xác mô hình huy động vốn phổ biến ở Thung lũng Sillion và các trung tâm khởi nghiệp khác trên thế giới: tập trung tăng trưởng bằng mọi giá, kể cả đốt tiền, để chiếm được thị phần trước các đối thủ cạnh tranh của mình. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần được đầu tư mạnh.

Trong vòng gọi vốn đầu tiên của mình, Jennifer huy động được 250.000 đô la và mất 25% quyền sở hữu doanh nghiệp cho các nhà đầu tư bên ngoài.

Bây giờ công ty đã phát triển và tăng doanh thu, cô huy động được thêm 3.000.000 đô và bán thêm 25% cổ phần. Điều này làm loãng quyền sở hữu của cô và các nhà đầu tư ban đầu, nhưng công ty của Jennifer hiện đã trị giá 12.000.000 đô la.

Chu kì này được tiếp tục, và khi Jennifer kiếm được nhiều tiền hơn, cô sẽ sở hữu ít phần trăm của doanh nghiệp hơn, nhưng bù lại giá trị tổng thể của công ty được tăng lên.

Nhờ sự ‘lên như diều’ của công ty, Jennifer được phủ sóng rộng rãi trên báo chí. Các bài báo tâng bốc, so sánh cô với Elon Musk và Steve Jobs. Theo thời gian, Jennifer và công ty của cô đã trở thành 1 biểu tượng trong giới khởi nghiệp.

Sau các vòng gọi vốn với nhiều nhà đầu tư, Jennifer giờ chỉ còn sở hữu 5% doanh nghiệp tại thời điểm IPO. Mặc dù Jennifer thành lập công ty nhưng thật sự cô ấy không còn sở hữu nó nữa.

Không thể phủ nhận rằng Jennifer là một doanh nhân thành đạt. Rất ít doanh nghiệp có thể đạt được thành công ở mức độ này, và việc tham gia các vòng gọi vốn một cách chăm chỉ và nỗ lực là bằng chứng cho thấy Jennifer có kế hoạch kinh doanh vững chắc.

Joe – nhà điều hành

Joe chưa bao giờ lên kế hoạch nghiêm túc về việc thành lập một công ty. Mọi thứ đến với Joe một cách rất tự nhiên. Anh làm xây dựng. Sau một vài năm đi làm, Joe tự hỏi: “Sao mình không tự lập một công ty nhỉ?”

Sử dụng tiền tiết kiệm của mình để trang trải chi phí khởi nghiệp, Joe bắt đầu điều hành công ty xây dựng của riêng mình. Anh không cần sự giúp đỡ từ các nhà đầu tư bên ngoài vì công ty đã có lợi nhuận ngay từ những ngày đầu thành lập. Anh bắt đầu có được nhiều khách hàng hơn theo thời gian và thuê thêm nhân viên để giải quyết được nhiều vấn đề hơn trong công việc.

10 năm sau (dĩ nhiên là Joe vẫn không cần trợ giúp từ những nhà đầu tư khác ở bên ngoài), doanh nghiệp của anh đạt mức doanh thu hơn 10.000 đô la mỗi năm. Khác với mô hình kinh doanh của Jennifer, công ty của Joe tạo ra lợi nhuận thường niên là 20%.

Joe không bao giờ đồng ý việc nhận tiền đầu tư từ bên ngoài, vì vậy, anh sở hữu hoàn toàn 100% cổ phần của công ty. 20% lợi nhuận mà công ty Joe tạo ra là của riêng anh.

Tuy nhiên, việc tăng trưởng công ty ổn định và kiếm lợi nhuận hàng năm không làm cho Joe nổi tiếng. Thật vậy, báo chí khởi nghiệp đã không đăng một bài nào về Joe và các thành quả của anh. Hầu như chẳng ai biết đến cái tên Joe.

Song, Joe chưa bao giờ quan tâm đến việc mình có nổi tiếng hay không. Điều đó không quan trọng đối với anh. Joe khởi nghiệp cho chính bản thân mình. Joe đã thành công trên con đường của riêng mình mà không cần ai biết đến.

Vậy, ai thành đạt hơn?

Câu trả lời là: Không ai cả.

Cả hai đều là những doanh nhân giỏi, đã đi trên những con đường khác nhau và đưa ra những quyết định khác nhau. Jennifer và Joe đã xây dựng những doanh nghiệp thành công và có giá trị cao.

Sự khác biệt là báo chí thường tôn vinh những doanh nhân khởi nghiệp đang bay cao như Jennifer, và coi đó là gương mặt của các doanh nhân thành công. Tuy nhiên, những doanh nghiệp như của Joe đang âm thầm đi ngược lại điều đó. Họ đang điều hành các doanh nghiệp mà họ nắm quyền sở hữu hoàn toàn. Họ tạo nên lợi nhuận cá nhân ổn định cho bản thân và nhân viên hàng năm.

Mỗi tầng lớp doanh nhân đều quan trọng với xã hội vì cả hai đều tạo ra giá trị, tạo việc làm và kích thích nền kinh tế. Nếu thế giới kinh doanh bao gồm toàn bộ những người như Joe hoặc hoàn toàn như Jennifer, sẽ không có sự cân bằng. Điều quan trọng là chúng ta hiểu, tôn vinh và khuyến khích tinh thần kinh doanh dưới mọi hình thức.

Sự thành công của các doanh nhân khác nhau được đo lường theo cách khác nhau. Nhưng có 1 số liệu dễ dàng có thể liên kết họ: Bạn sẽ tạo được bao nhiêu giá trị cho thế giới? Điều đáng mừng là cả 2 phong cách khởi nghiệp như Joe và Jennifer vẫn đang tiếp tục tăng thêm giá trị to lớn cho hệ sinh thái khởi nghiệp và xã hội.

Chuyện hai nhà khởi nghiệp
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here