Khởi nghiệp chỉ giao khâu quản lý – điều hành cho phụ nữ
Phụ nữ Mỹ tham gia 70% công việc đưa hạt cà phê ra thị trường, nhưng họ thường bị cấm kiểm soát mảng tài chính hoặc phải nhường mọi sự quyết định cho đàn ông. Nên City Girl Coffee quyết chỉ sử dụng hạt cà phê riêng của các trang trại hoặc hợp tác xã do phụ nữ làm chủ hoặc điều hành.
Ngoài ra, họ cũng trích tặng 5 % tổng lợi nhuận cho các tổ chức hỗ trợ phụ nữ trong ngành cà phê, gồm Liên minh cà phê phụ nữ quốc tế (IWCA) và Caf Femennino.
Nam giới không có quyền điều hành ở City Girl Coffee Company – Ảnh : New York Times
mes
IWCA có chi nhánh ở 22 nước, giúp vận động phụ nữ trong ngành cà phê, tạo diễn đàn cho họ chia sẻ những thách thức mà họ phải đối mặt. Bà Josiane Cotrim, trưởng đại diện IWCA ở Brazil (nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới) nói sự hỗ trợ của các tổ chức như IWCA có nghĩa “phụ nữ không còn là con gái, em gái hoặc vợ của ai đó trong ngành cà phê”.
Caf Femennino lập năm 2004, không chỉ mua hạt cà phê từ những hợp tác xã tuân thủ nghiêm các quy định trao quyền lực cho phụ nữ, mà còn trực tiếp trả công cho những nữ nhân công thu hoạch hạt cà phê. Theo bà Connie Kolosvary, giám đốc chương trình của Cafe Femennino, tại nhiều nước trồng cà phê, phụ nữ chỉ là những nhân công lặng lẽ, không được ra những quyết định vì những chuẩn mực văn hóa.
Alyza Bohbot là đồng chủ tịch tiếp thị của IWCA, cho biết cô cũng đối mặt với những thách thức khi bước vào ngành cà phê: một số đối thủ cạnh tranh nói thông điệp trao quyền cho nữ giới của City Girl Coffee Company chỉ là một chiêu tiếp thị. Bohbot nói: “Thời đại này, bạn không thể có một sản phẩm tốt mà không có một câu chuyện tiếp thị hay”.
Bohbot, 32 tuổi, là người lập City Girl Coffee Company hồi tháng 4/2015, sau khi dự một hội nghị của IWCA. Tại hội nghị, cô biết chuyện một quả phụ người Colombia không thể giữ trang trại trồng cà phê của bà chỉ vì bà là phụ nữ.
Cô Bohbot là chủ công ty cà phê City Girl Coffee – Ảnh : New York Times
Khi các cố vấn cảnh báo cô hướng tới chuyện trao quyền cho phụ nữ trong ngành cà phê thì hay, nhưng chưa đủ để có đạt doanh số, Bohbot đáp một thương hiệu cà phê hoàn toàn nữ tính sẽ tìm được khách hàng. Sự thành công của công ty vượt quá kỳ vọng của người chủ: doanh số của City Girl Coffee – chủ yếu bán trực tiếp và qua các nhà bán lẻ ở Minneapolis và St Paul, tăng 300 % mỗi năm.
Công ty cũng đang muốn nhảy vào các thị trường vùng Trung Tây nước Mỹ gồm Chicago, St Louis và Des Moines, một số thành phố vùng biển phía đông nước Mỹ. Nhưng Bohbot nói cô cần phải kiên nhẫn, không vội thúc đẩy để City Girl Coffee nổi tiếng nhanh.
Câu chuyện khởi nghiệp của City Girl Coffee
a công ty cà phê rang Alakef (ở Duluth, bang Minnesota, Mỹ) của cha mẹ cô. Năm 2014, Bohbot trong độ tuổi 20 đã cảnh báo nguy cơ sụp đổ của Alakef với hai đấng sinh thành, dù công ty từng có lãi, giúp cô được học thanh nhạc tại một trường đại học tư nhân, gia đình có nhiều dịp nghỉ hè.
Giữa tháng 4/2014, cha mẹ cô cho biết họ muốn bán Alakef. Nhưng Bohbot cô quyết chính mình sẽ đem lại sức sống mới cho công ty, nhưng không theo cách làm cũ của cha mẹ: “Tôi muốn nó của riêng tôi, đem lại sự mới mẻ cho công ty”. Và từ Alakef, cô lập công ty Cô gái thành thị.
Bohbot cũng đã chứng kiến sự khởi đầu chậm chạp của cha mẹ. Ông Nessim và bà Deborah từ Israel đến Duluth định cư những năm 1980, họ kinh ngạc khi thấy hàng xóm mới ưa thích những thương hiệu cà phê bình dân bán ở trạm xăng. Ông bà bắt đầu rang cà phê dưới tầng hầm. Khi dân địa phương biết và muốn mua sản phẩm của họ, Alakef được lập, là một trong số ít những công ty chuyên rang cà phê ở bang Minnesota.
Sản phẩm của Alakef cũng là một trong những công ty cà phê đầu tiên được Hiệp hội cải thiện mùa vụ Minnesota chứng nhận là cà phê hữu cơ, tức cà phê sạch. Bà Bohbot, 70 tuổi, nhớ lại: “Lúc đầu, họ không biết tại sao phải chi nhiều tiền hơn để mua loại hạt cà phê đặc sản của chúng tôi. Chúng tôi phải chỉ cho họ biết”.
Cà phê đặc sản của Cô Gái Thành Thị – Ảnh : New York Times
Cà phê đặc sản là thuật ngữ để chỉ những hạt cà phê thơm ngon nhất, trồng ở những vùng khí hậu đặc biệt. Theo Hiệp hội cà phê Mỹ (SCAA) hạt cà phê đạt từ 80 đến 100 theo thang điểm của họ thì mới được gọi là cà phê đặc sản. Ngày nay, cà phê đặc sản chiếm 55 % giá trị của công nghiệp cà phê Mỹ, đạt 48 tỉ đô-la Mỹ/năm, theo báo cáo 2017 của SCAA.