Bài viết của anh Tú Nguyễn, Brand Manager, đăng trong Group FB Quản trị và Khởi nghiệp.
– Những ý tưởng tuyệt vời đôi khi đến từ chính những câu chuyện vu vơ, tưởng chừng như chẳng bao giờ liên quan tới nhau –
Bạn tôi- GĐ một công ty công nghệ thuộc một tập đoàn mà nhà nước đang cổ phần hóa. Tôi thì làm doanh nghiệp ngoài về giáo dục, truyền thông, chẳng liên quan. Ngẫm lại, điểm cuối mà hai đứa thường nói đến là innovation, core value. Hắn hay nói: “anh em Ất Sửu mình phải kiếm cái gì giá trị làm, không phải chỉ tạo ra tiền”. Đương nhiên là mô hình nào cũng phải vừa tạo ra tiền, vừa tạo giá trị thì mới bền được, không thì chỉ để ngắm hoặc đầu voi đuôi chuột…
Cùng một câu chuyện, dù vẫn đang thảo luận, tranh luận nhưng tin rằng mỗi người nghĩ về một hướng, mỗi người lại có một phễu lọc riêng. Đôi khi là chỉ từ những câu nói bâng quơ, tạo nên idea cho cả một chiến dịch. Điển hình nhất là câu chuyện về BJ.
– BJ á, BJ là sao?
– Không, là DJ. Nói đến tiết tấu thì DJ là một nghệ thuật, nhưng cũng có quy tắc, có một số tông cơ bản, có các nốt cơ bản… (gì gì ấy). Số nhịp sáng tạo mà ổn định, kiểu gì lòng vòng rồi cũng về nhịp để người nghe chấp nhận.
Nhờ câu nói của hắn mà “sự nổi bật- distinctiveness” một thương hiệu của tôi được giải quyết trong một nốt nhạc và đúng là bằng âm nhạc. Dù lúc ấy hắn không biết và tôi cũng chẳng biết định nghĩa ấy là gì- sau này nghe anh Nguyễn Đức Sơn nói về Sự nổi bật thì mới hiểu. Thật đấy, cứ làm thôi. Practice makes perfect!
Ví dụ về sự nổi bật âm nhạc hiện tại, cá nhân tôi thích beat của quảng cáo Vinhomes Riverside The Harmony trên VOV giao thông- rất đồng bộ. Beat trầm bổng hòa vào giọng điệu của lời quảng cáo, không bị tách rời như các quảng cáo khác. Nói đến tông giọng điệu của lời quảng cáo, bạn có thể thấy cùng một lúc bên Vin họ quảng cáo nhiều dự án khác nhau, mỗi dự án lại mang một tông giọng cực phù hợp với tính cách thương hiệu của dự án. Đó là sự đồng bộ.
Âm nhạc, bản nhạc (theo như hắn nói), tựu chung quan trọng là BPM (Beats per minute) – số nhịp đập/ phút. Thấu hiểu BPM là thấu hiểu bản nhạc ấy nên nghe thế nào? sẽ được nghe và cảm nhận ra sao? Nếu DJ không hiểu, không nắm vững nhạc lý cơ bản thì làm sao chủ động dẫn dắt được người nghe. Đấy chính là thấu hiểu sản phẩm, thấu hiểu khách hàng, xây dựng style của riêng mình, phù hợp hoặc dẫn dắt customer- journey, – behavior, or -insight. Đương nhiên, cũng như các ngành nghề khác, thành công trong nghề này cũng cần nắm vững nền tảng và có đam mê lớn; phải có đam mê mới sáng tạo sâu được. Và dù có đam mê, bạn cần chuẩn bị lượng tài chính đầu tư dồi dào- đó là thực tế.
Chúng ta có tới 6 giác quan. Thương hiệu của bạn muốn khác biệt hóa, nổi bật lên hay chạm tới giác quan nào? Muốn sẽ dừng lại ở muốn, nếu bạn không chịu khó học hỏi, nâng cao trình độ. Để đổi mới cách làm thì rõ ràng bạn ngày càng theo kịp & thấu hiểu khách hàng, nắm vững nền tảng sản phẩm-dịch của mình. Còn việc bạn chọn Kaizen- cải tiến hay Innovation- đổi mới sáng tạo giá trị thương hiệu thì cũng không nên quá mải nghĩ lớn mà rời xa năng lực thực tại của thương hiệu.
“Tôi muốn nhắn nhủ đến tất cả các bạn muốn tham gia vào thế giới (DJ) đầy lý thú này là chúng ta phải tự học cho chính bản thân ta. Đừng lo sợ khi thử một cái gì đó MỚI, Tiến lên vì bản thân bạn và luôn có nhiều thứ để chúng ta phải học hỏi.”
– Little Louie Vega –