Cách “lách” bản quyền âm thanh và hình ảnh video Youtube

2
34896

Đa số người dùng Việt Nam khi đăng tải video lên YouTube đều bị dính bản quyền về nội dung hoặc âm thanh và không kiếm tiền được với Youtube. Nguyên nhân là do chưa hiểu kỹ luật bản quyền trên Youtube và chưa có cách “lách luật” thông minh.

Dưới đây là những điều bạn cần nắm rõ về công nghệ chống vi phạm bản quyền của Youtube và cách up video tránh bị chặn bản quyền.

1. Công nghệ siêu cấp chống vi phạm bản quyền của Youtube

Muốn “lách luật” bản quyền trên Youtube nhất định bản phải hiểu cơ chế chống vi phạm bản quyền của nó. Theo chính sách bản quyền của Youtube, chỉ cần hình ảnh, âm thanh của các tác phẩm có bản quyền xuất hiện 0,5 giây trong video đăng tải trên YouTube, video đó sẽ bị chặn và phạt nặng. Công nghệ “lọc” vi phạm bản quyền siêu cấp của Youtube nằm ở Content ID.

Tất cả video tải lên YouTube đều được quét dữ liệu và mã hóa rồi đưa vào hệ thống dữ liệu chứa thông tin về những hình ảnh, âm thanh… độc quyền mà chủ sở hữu đã đăng ký để đối chiếu. Content ID sẽ chỉ ra những đoạn hình ảnh, âm thanh… bị trùng, thậm chí là chất lượng của video nào tệ hơn video nào.

YouTube sẽ làm theo nguyện vọng của chủ sở hữu khi phát hiện hình ảnh, âm thanh của họ bị xâm phạm bản quyền: Chặn, để nguyên hay kiếm tiền từ đây.

YouTube sẽ định kỳ kiểm tra lại các video và dù có thoát được lần kiểm tra đầu thì những lần sau, video vi phạm khó tránh việc bị phát hiện. Thêm vào đó, Content ID còn thường xuyên được nâng cấp tính hiệu quả.

Ngoài Content ID, dưới mỗi video YouTube còn để chế độ báo cáo vi phạm bản quyền. Để báo cáo, bạn nhấn report với biểu tượng lá cờ, chọn “Infringes my rights”, sau đó chọn “Infringes my copyright” và nhấn “Submit”.

Chế độ này được sử dụng khi chủ sở hữu bản quyền bắt gặp những hình ảnh, đoạn nhạc của mình bị “cầm nhầm” trên YouTube. Những video bị nhấn nút báo cáo vi phạm bản quyền lặp đi lặp lại trong 6 tháng sẽ bị hạ xuống. “Bị đơn” có thể kháng cáo nếu có đủ bằng chứng video mình đăng tải là của mình.

Nếu phát hiện vi phạm bản quyền nhưng là của người khác, bạn chỉ có cách gửi thông báo cho chủ sở hữu hợp pháp để họ phản ánh lên YouTube.

Với một loạt cơ chế bảo vệ bản quyền tác giả như trên, YouTube đang được lòng của rất nhiều người dùng – những người muốn bảo vệ thành quả lao động và thậm chí là kiếm tiền từ YouTube trên những thành quả đó.

Video Youtube được bảo vệ bản quyền siêu cấp
Video Youtube được bảo vệ bản quyền siêu cấp

2. Thủ thuật để không bị YouTube bắt bản quyền

Bản quyền Youtube phân loại thành 2 loại chính: Bản quyền về hình ảnh và bản quyền về âm thanh.

2.1 Cách lách bản quyền âm thanh

Cách đơn giản nhất để tránh vi phạm bản quyền đó là tạo ra nội dung mới 100%. Bạn có thể tự quay video và sử dụng hiệu ứng âm thanh để không bị đánh giá vi phạm bản quyền như sau:

– Những loại nhạc nằm trong phần công cộng được cho phép. Bạn có thể sử dụng các tác phẩm trong dự án “Thông tin được phép sử dụng công cộng”.

– Nếu bản nhạc muốn sử dụng không nằm trong danh sách được sử dụng công cộng thì phải có giấy phép. Số lượng giấy phép phụ thuộc vào số hình thức mà bên đăng ký bản quyền đã đăng ký, ví dụ 1 bài hát không những được ca sỹ đăng ký bản quyền cho bài hát ghi âm gốc mà còn đăng ký cho bài remix của họ thì bạn phải có 2 loại giấy tờ để sử dụng 2 hình thức nhạc này.

– Tìm những bản nhạc miễn phí tiền bản quyền tại website incompetech.com của Kevin MacLeod; Audionautix.com; The Public Domain Project (pond5.com); Youtube Audio Library; Nathan Wills Music (nathan-wills-music.tumblr.com); Audio Micro (audiomicro.com/royalty-free-music); FreePD (freepd.com)…

– Phối lại nhạc: Bạn có thể phối lại khiến cho nó dài hơn hoặc ngắn hơn, tốc độ nhanh hay chậm hay biến dạng âm thanh so với bản gốc làm nó khác biệt so với bản nhạc đã được đăng ký bản quyền và Youtube cho phép sử dụng.

– Mua lại nhạc có thể sử dụng thương mại: Bạn có thể mua lại những bản nhạc mà nhạc sỹ/ca sỹ cho phép để kinh doanh. Ví dụ như epic từ Secession Studio về sử dụng để post lên Youtube, cần lưu ý xem license bên bán có thể sử dụng thương mại (commercial) hay không…

2.2. Cách lách bản quyền hình ảnh

Nếu không muốn bị chặn bản quyền, cách tốt nhất là bạn làm nội dung mới hoàn toàn của bạn, tự chụp ảnh, tự quay phim và tự up lên Youtube.

Bạn có thể dịch lại các video quốc tế. Cách này có thể hạn chế một phần việc bị xử lí vi phạm bản quyển từ các chủ sở hữu đích thực của video đó.

Ngoài ra có thể chèn hình đại diện (thumbnail) lớn vào khung hình YouTube, chỉ để video chạy ở một góc nhỏ… để qua mắt thuật toán của YouTube. Cách làm này vẫn đang “lách” được nhưng chắc sẽ sớm bị vô hiệu hóa.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số phần mềm chỉnh sửa video để tạo ra 1 video mới so với video gốc, tránh bị chặn bản quyền.

Một số phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để thay đổi so với bản gốc bạn có thể tham khảo như: Wondershare Video Editor, Camtasia Studio 8.0, Sony Vegas Pro, Proshow Producer… để làm 1 số thao tác như:

– Thu nhỏ video sao cho nó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng video.

– Làm mờ hình ảnh nhưng làm sao cho video vẫn có thể nhìn rõ là được.

– Chèn effect (hiệu ứng) vào video…

– Quay lại phim màn hình nhưng không nên quay full cả video, phần nào bỏ được thì bỏ, cắt bớt 2 bên, cắt bớt trên dưới sao cho hợp lý, lược bỏ những đoạn quảng cáo không cần thiết…

Với những thay đổi về hình ảnh, nội dung, bạn xuất video mới và up lên Youtube. Có rất nhiều thủ thuật đa dạng khác để lách hình ảnh video kiếm tiền trên Youtube mà bạn có thể học hỏi và trau dồi thành công.

Cách “lách” bản quyền âm thanh và hình ảnh video Youtube
5 (100%) 1 vote

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here