Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhiều cửa hàng mở ra nhưng nhanh chóng thất bại, sang tên đổi chủ hoặc sập tiệm… Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn đến thất bại của một cửa hàng.
1. Thiếu kiến thức thị trường, không có kế hoạch
Công việc đầu tiên cần làm khi khởi đầu kinh doanh là phải nghiên cứu thị trường và có kế hoạch chi tiết.
Nếu cửa hàng của bạn mở ra mà không hề nghiên cứu, tìm hiểu về xu hướng của người tiêu dùng và nhập hàng về tràn lan, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì tất sẽ dẫn đến ế ẩm, không bán được hàng, lượng tồn nhiều, lượng vốn bỏ ra không quay vòng được…
Ngoài ra, việc kinh doanh cửa hàng không có kế hoạch cũng là một nhân tố dẫn đến việc cửa hàng thất bại. Khi không có một kế hoạch chi tiết cho việc kinh doanh cửa hàng, bạn sẽ lúng túng trong việc nhập bao nhiêu nguồn hàng về, lúc nào thì nhập. Các chương trình về chăm sóc khách hàng cũng bị thất bại khi bạn không có kế hoạch.
2. Hoạch định tài chính kém
Tài chính là một nhân tố quan trọng trong kinh doanh cửa hàng. Đặc điểm của kinh doanh cửa hàng là luôn phải có một nguồn vốn dự trữ nhất định để có thể chớp được thời cơ kinh doanh hiệu quả và đề phòng xử lý các tình huống bất ngờ.
Hoạch định tài chính kém khiến cho cửa hàng lúc thì rơi vào trong tình trạng lúc thì ứ đọng vốn, lúc lại không có vốn để tận dụng được các cơ hội về nhập hàng gây tổn thất cho cửa hàng, dẫn đến thua lỗ, nợ nần chồng chất…
3. Không có chiến lược marketing
Trên thị trường hiện nay, các cửa hàng mọc lên như “nấm sau mưa”, đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh rất nhiều.
Một chiến lược marketing hiệu quả là giải pháp tốt nhất để cửa hàng cạnh tranh được với hàng trăm các đối thủ cạnh tranh của mình.
Do đó, nếu cửa hàng của bạn không có chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả là con đường ngắn nhất dẫn đến thất bại. Không có chiến lược marketing khiến cho cửa hàng của bạn trở nên lu mờ trong lòng khách hàng trước các đối thủ cạnh tranh.
Cửa hàng của bạn sẽ không có thương hiệu, không có được lòng tin từ khách hàng, hàng hóa không tiêu thụ được, tồn đọng hàng hóa kéo dài trong thời gian dài khiến cửa hàng bạn thua lỗ và đóng cửa. Bên cạnh đó dịch vụ hậu mãi của cửa hàng yếu kém, khách hàng không được thỏa mãn nhu cầu cũng sẽ bỏ cửa hàng của bạn.
4. Không có kiến thức bán hàng
Nhân viên bán hàng là yếu tố quyết định về kết quả bán hàng của cửa hàng bởi đây là bộ mặt của cửa hàng và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Nhân viên bán hàng không hiểu về sản phẩm đang bán, khi khách hàng có thắc mắc thì lúng túng, ấp úng không biết giải thích, tư vấn hay nhân viên thiếu nhiệt tình, thiếu quan tâm đến khách hàng, có thái độ thờ ơ khiến khách hàng khó chịu thì dần dần họ sẽ rời bỏ cửa hàng của bạn.
Do đó khi tuyển nhân viên bán hàng thì bạn cũng phải tuyển chọn kỹ và có đào tạo những kỹ năng cơ bản theo yêu cầu.
5. Quản lý cửa hàng không hiệu quả
Với lượng hàng lớn, khối lượng công việc nhiều, đa số các chủ cửa hàng sẽ gặp rắc rối và không thể quản lý hết được các hoạt động của cửa hàng.
Và bạn sẽ thấy đau đầu với doanh thu hàng tháng, lượng hàng còn hay hết trong cửa hàng hay số khách hàng mỗi ngày, mỗi tháng, khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết… Đến cả chủ cửa hàng còn mơ hồ về cửa hàng mình thì làm sao cửa hàng có thể tồn tại lâu dài và phát triển? Bạn có thể sử dụng phần mềm bán hàng hiệu quả nếu không thể tự ghi nhớ và gánh vác hết mọi thứ.