Cách quản lý chi tiêu thoát khỏi tình trạng “thiếu trước hụt sau”

1
1376

Hàng tháng, bạn kiếm được bao nhiêu và phải chi tiêu thế nào để không rơi vào cảnh “thiếu trước hụt sau”? Dưới đây là 6 cách để bạn có thể kiểm soát ngân sách hàng tháng của mình một cách hiệu quả hơn.

1. Kiểm tra thu nhập hằng tháng

Hàng tháng mỗi khi nhận tiền lương hãy kiểm tra theo dõi thu nhập sau thuế hằng tháng. Nếu bạn làm công việc thời vụ và thu nhập không ổn định, hãy tính số tiền trung bình bạn kiếm được sau vài tháng.

Tuyệt đối không cộng thêm các khoản chưa được nhận vào thu nhập của mình. Việc này sẽ giúp bạn nắm rõ số tiền thực sự đang có.

2. Theo dõi chi tiêu

Không chỉ nắm rõ số tiền mình có hàng tháng, bạn hãy lên danh sách tất cả chi phí phát sinh thường xuyên như: tiền nhà, tiền điện nước, internet, đi lại, sức khỏe… để đảm bảo bạn luôn giữ thu nhập của mình lớn hơn các khoản phải chi ra.

Theo dõi chi tiêu cẩn thận sẽ giúp bạn biết mình đã chi những khoản nào, có thể bớt khoản nào cũng như hạn chế dùng tiền vào những việc không cần thiết.

3. Đừng quên những điều nhỏ nhặt

Bạn có thể đang tiêu tốn một lượng lớn tiền cho những điều tưởng như “vặt vãnh”. Ví dụ như ngày nào cũng rút tiền từ ATM để chi tiêu, số tiền bạn nghĩ là ít ỏi cho những vật dụng giảm giá không đáng kể, những đồ lặt vặt bạn hứng lên mua về…

Hãy kiểm soát chúng bằng cách theo dõi chi tiêu cho bốn tuần tiếp theo. Bạn sẽ biết mình đã tiêu hao một lượng tiền lớn như thế nào cho những thứ tưởng như rất nhỏ này nhưng thực ra gộp lại thì được khoản tiền khá lớn đó.

4. Dự phòng

Cuộc sống thường xuyên xảy ra các sự kiện không lường trước làm phát sinh chi phí, như quà sinh nhật cho bạn bè, đi dã ngoại với hội nhóm, ốm đau, bệnh tật… Hãy dự đoán trước các sự kiện này và có quỹ dự phòng để tránh việc thiếu tiền chi tiêu.

Cần tập thói quen kiểm soát ngân sách hàng tháng
Cần tập thói quen kiểm soát ngân sách hàng tháng

5. Tìm những khoản có thể cắt giảm

Nếu số tiền bạn chi ra đang lớn hơn số tiền kiếm được, điều cần thiết là cấu trúc lại cách chi tiêu sao cho phù hợp với ngân sách, hãy cắt giảm những khoản không cần thiết như ngưng đặt hàng tạp chí hằng tháng, tạm dừng việc tập gym, ngưng mua hoa hàng ngày…

Hãy đợi các đợt khuyến mại để mua những thứ bạn muốn và nếu vừa bán thứ gì đó, đừng lập tức đổi sang một cái mới khác.

6. Sử dụng công nghệ

Các phần mềm, website hay ứng dụng quản lý tài chính cá nhân như Quicken hay Mint sẽ giúp bạn lập ngân sách khoa học hơn. Nếu cần thanh toán tiền với ngân hàng, bạn có thể sử dụng công cụ thanh toán online thay vì nộp trực tiếp. Cách này giúp bạn tiết kiệm cả tiền và thời gian.

Cách quản lý chi tiêu thoát khỏi tình trạng “thiếu trước hụt sau”
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

1 COMMENT

  1. […] Đó có thể là những thói xấu quen thuộc như uống rượu, hút thuốc, cờ bạc. Nhưng cũng phải kể đến những thói xấu không được rõ ràng như ăn uống bên ngoài quá nhiều hoặc trở thành một người nghiện mua sắm – bất kể điều gì khiến bạn phải chi tiêu một khoản tiền lớn mà bạn biết lẽ ra mình không nên vung tay quá trán. […]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here