‘Bố mẹ hay ông bà cũng cần có đồ chơi cho riêng họ!’ và cách các công ty đồ chơi Nhật Bản thích ứng khi dân số già hóa

0
568

27% doanh số bán đồ chơi nội địa của Nhật Bản là đến từ đồ chơi dành cho người trên 20 tuổi – các công ty đang muốn “mang tuổi thơ trở lại” cho người lớn nước này.

'Bố mẹ hay ông bà cũng cần có đồ chơi cho riêng họ!' và cách các công ty đồ chơi Nhật Bản thích ứng khi dân số già hóa

Đồ chơi thường là ngành ảnh hưởng đầu tiên khi nền kinh tế kém phát triển. Công ty đồ chơi cần rất nhiều người mua hàng – những trẻ em. Vì vậy, Nhật Bản có lẽ đã có điều kì diệu khi là một quốc gia với nền kinh tế hàng đầu châu Á, có dân số già hóa nhưng vẫn giữ cho mình một ngành công nghiệp đồ chơi đầy sôi động.

Nhưng mọi điều xảy ra đều có nguyên do của nó. Thị trường đồ chơi nội địa 700 tỷ Yên (6 tỷ USD) của nước này đã được mở rộng hơn rất nhiều khi những nhà sản xuất tiếp cận cả hai đối tượng, không chỉ là trẻ em mà còn bố mẹ hay ông bà chúng.

“Cho tôi một chiếc vé đi về tuổi thơ”

William Elliot Griffis, nhà giáo dục người Mỹ đã sang Nhật Bản vào thập niên 1870, nói về việc từ 2,5 thế kỷ trước, “lĩnh vực kinh doanh chính của quốc gia này là đồ chơi”. Ông mô tả những cửa hàng với đồ chơi chất đầy như những món quà dưới gốc cây ngày Giáng Sinh, và rất nhiều người lớn “tham gia vào các trò chơi giải trí”.

Vòng quang Hakuhinkan Toy Park, một trong những cửa hàng đồ chơi lớn nhất tại Tokyo là những thanh thiếu niên, nhân viên văn phòng, các cụ ông, cụ bà đang săm soi khoảng 200.000 món đồ chơi trên năm tầng lầu cửa hàng.

Bố mẹ hay ông bà cũng cần có đồ chơi cho riêng họ! và cách các công ty đồ chơi Nhật Bản thích ứng khi dân số già hóa - Ảnh 1.

Bên ngoài Hakuhinkan Toy Park, Tokyo

Sau ngày làm việc, các nhân viên văn phòng chỉ cần bỏ ra 200 Yên để có 5 phút … đua xe đồ chơi trên đường đua dài 36m. Trong một góc khác, một nhóm sinh viên đang nghịch các món đồ chơi thời thơ ấu.

Những người đàn ông Nhật ở độ tuổi trung niên giờ đây có thể hòa mình vào loạt phim truyền hình ăn khách của thập niên 1970, trong đó có các siêu anh hùng và siêu rbot được điều khiển để giải cứu thế giới. “Những nhà vô địch ngày xưa đã trở lại”, một khách hàng hào hứng nói.

Ngành công nghiệp “hái ra tiền” trong nền kinh tế phát triển chậm và dân số già hóa

Robot Okoku (Vương quốc Robot), một cửa hàng ở Akihabara, Tokyo đã bán vài nghìn con robot điều khiển từ xa trong hai năm qua. Những con robot có thể đi bộ, gồm 17 động cơ và sách hướng dẫn 100 trang, có giá khoảng 126.000 Yên (1.184 USD). Hầu hết khách hàng là những người đàn ông trung tuổi và thanh niên. Họ thậm chí có thể dùng những con robot này để tham gia vào các giải đấu robot được tổ chức trên toàn thế giới.

Kể từ thập niên 1970, tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi nước này đã giảm phân nửa, còn 12% dân số. Đến năm 2060, tỷ lệ này dự báo còn chỉ 9%.

Nhờ thích ứng với xu hướng già hóa, ngành công nghiệp đồ chơi vẫn đứng vững và có kết quả kinh doanh khả quan trong những năm gần đây.

Bố mẹ hay ông bà cũng cần có đồ chơi cho riêng họ! và cách các công ty đồ chơi Nhật Bản thích ứng khi dân số già hóa - Ảnh 2.

Theo đó, những món đồ chơi nhắm đến đối tượng trên 20 tuổi hiện chiếm đến 27% doanh số bán đồ chơi nội địa của Nhật Bản, theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor. Phân khúc này đóng vai trò cực lớn trong sự phát triển của 3 công ty đồ chơi lớn nhất Nhật là Bandai Namco, TakaraTomy và Sanrio.

Những cửa hàng đồ chơi thì đáp ứng nhu cầu giải tỏa căng thẳng sau ngày làm việc của những người làm công bằng cách nhấn mạnh tiêu chí thư giãn và vui vẻ. Các shop đồ chơi ở Akihabara bán mô hình và robot có giá vài nghìn Yên nhưng vẫn luôn kinh doanh tốt.

Thêm vào đó, điều tiếng xấu về việc người lớn tìm niềm vui cho riêng mình, vốn nổi lên rất mạnh mẽ hậu chiến tranh thế giới thứ hai, nay đã phai nhạt. Nhiều người muốn có lại tuổi thơ ngày trước, không hẳn bằng cách chơi, mà bằng cách sưu tầm và trưng bày nó.

Những chiếc đai “Raider đeo mặt nạ” giá rẻ hướng đến đối tượng trẻ em lại vẫn hấp dẫn những ông chú 30 đến 40 tuổi.

Primo Puel, một phiên bản búp bê của cậu bé năm tuổi, được gắn cảm biến và năm cấp độ hạnh phúc, có thể nói chuyện một chút và cần được chăm sóc. Nó tạo thiện cảm lớn cho những người phụ nữ ngoài 40, có con riêng nhưng không ở chung với con cái.

Little Little Jammer, một ban nhạc Jazz đồ chơi, cũng là một sản phẩm được yêu thích trong cánh đàn ông. Hay Hidamari no tami (cô gái tỏa nắng), búp bê nhựa có nụ cười dịu dàng, không chỉ thu hút ở Nhật Bản mà cả ở Mỹ.

Bố mẹ hay ông bà cũng cần có đồ chơi cho riêng họ! và cách các công ty đồ chơi Nhật Bản thích ứng khi dân số già hóa - Ảnh 3.

Một Primo Puel – món đồ chơi được những người phụ nữ trung tuổi Nhật Bản yêu thích

Bên cạnh hoài cổ và muốn thư giãn, có một lý do cao hơn cho sự phổ biến của đồ chơi với người lớn tuổi, đó là những món đồ này cho phép cha và con chơi với nhau, theo Fumiaki Ibuki, một biên tập viên của Toy Journal. “Cha mẹ muốn tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn với con cái của họ vì muốn hiểu con mình hơn”, cô nói.

Mặt khác, xu hướng hiện nay của nhiều người Nhật là chỉ có một con duy nhất khi tuổi đời đã khá lớn. Điều đó có nghĩa cha mẹ có nhiều tiền hơn để chi cho con cái họ.

Như để nhấn mạnh thêm sự thành công, đồ chơi bán chạy hàng đầu gần đây ở Mỹ và Châu Âu là đều là những thương hiệu của Nhật Bản.

Bằng những lý do trên, có thể khẳng định các công ty đồ chơi Nhật Bản vốn dĩ không phải lo đến kinh tế suy thoái kinh tế hay dân số già hóa trong sự phát triển của mình!

Phong Ninh

Theo Trí Thức Trẻ/Economist

‘Bố mẹ hay ông bà cũng cần có đồ chơi cho riêng họ!’ và cách các công ty đồ chơi Nhật Bản thích ứng khi dân số già hóa
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here