Cách WeWork đánh mất hơn 80% giá trị chỉ trong vài tháng, khiến công ty này trở thành startup thất bại nhất trong lịch sử.
Năm 2019, WeWork được coi là một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất, với giá giá trị 47 tỷ USD. Để giúp bạn hình dung ra thì trị giá của công ty này còn cao hơn Airbnb, SpaceX và Stripe.
Có lẽ bạn từng nghe nói về điều gì đó liên quan đến WeWork. Tầm nhìn của họ không phải là một công ty cho thuê văn phòng thương mại; họ mong muốn hướng tới một thế giới mới với cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không đơn thuần kiếm sống.
Điều đáng nói là WeWork đã đi từ một công ty khởi nghiệp có giá trị cao nhất trong lịch sử sụt giảm 75% giá trị chỉ trong nháy mắt. Chuyện chẳng dừng lại ở đó, họ “cắt chức” CEO của mình và tìm cách giải cứu vấn đề tài chính.
Có lẽ bạn đang nghĩ, chuyện quái gì xảy ra vậy?
Câu trả lời ngắn gọn là họ nhận được quá nhiều tiền, quá nhanh mà không có sự giám sát về cách chi tiêu.
Còn nếu bạn muốn câu trả lời chi tiết hơn thì đây:
WeWork “thăng hoa” vào năm 2017 khi nhận được tiền đầu tư của SoftBank. Chính thương vụ này giúp họ được định giá 20 tỷ USD và được nhiều nhà đầu tư mạo hiểm chú ý. Khoản đầu tư của SoftBank giúp họ mở rộng hoạt động trên toàn thế giới.
Ý tưởng của SoftBank là đang có rất nhiều tiền nhàn rỗi. Vậy hãy khiến mọi thứ diễn ra nhanh hơn. Rất rất nhiều tiền sẽ được đầu tư giúp nhiều công ty trở lên lớn hơn, tham vọng hơn và nhanh hơn.
Khi WeWork nhận được khoản đầu tư và được phép chi tiêu thoải mái, họ bắt đầu mở ngày càng nhiều tòa nhà trên khắp thế giới. Họ thậm chí đã mở một trường tiểu học ở New York, đến nỗi cho đến tận bây giờ vẫn không hiểu lý do tại sao một công ty dịch vụ không gian làm việc chung lại làm điều đó.
Không có gì ngạc nhiên khi lịch sử sẽ nhớ về một WeWork đã tiêu tiền một cách liều lĩnh như thế nào. Ví dụ họ đã đầu tư vào một công ty sản xuất bể tạo sóng và một công ty sản xuất thực phẩm. Bạn có thể đang suy nghĩ: Những công ty này tốt đến mức nào để được WeWork chú ý và đầu tư. Nhưng không, sự thật là đồng sáng lập kiêm CEO Wework đã gặp lãnh đạo những công ty này khi anh ta còn đang bận rộn đi lướt ván.
Khi bạn nhìn thấy một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực bất động sản thương mại đầu tư vào nhiều lĩnh vực không liên quan, có lẽ bạn biết rằng đã có điều gì đó không ổn. Nhưng không ai chú ý đến việc này sai nghiêm trọng như thế nào; cho đến khi WeWork thông báo vào tháng 8 năm 2019 rằng họ sẽ nộp đơn IPO đầu tiên. Đó là khi các nhà đầu tư có thể xem xét các số liệu, hiệu quả tài chính và đánh giá sự tăng trưởng của công ty.
Những thứ kỳ lạ xuất hiện. Giả như việc CEO Adam Neumann đã đích thân mua bản quyền thương mại của từ “We” và bán lại cho công ty với giá 5,9 triệu USD. Hóa ra các lãnh đạo của công ty, bao gồm cả Adam Neumann, đang tìm kiếm cơ hội để làm giàu cho chính họ từ chi phí của công ty. Rồi sau khi nhìn thấy khoản lỗ 3 tỷ USD trong 3 năm, mọi thứ bắt đầu thay đổi nhanh chóng. Nhiều nhà đầu tư “giơ cờ đỏ” và họ bắt đầu rút tiền khỏi Wework.
Điều này dẫn đến việc WeWork rút lại IPO vào đầu tháng 9 năm 2019. Vào ngày 24 tháng 9, Adam Neumann đã từ chức bởi anh ta nhận ra rằng công ty giờ chỉ còn là gánh nặng. Sau đó, 2 đồng CEO đã thay thế vị trí của Adam. Sau khi điều chỉnh lại bộ máy lãnh đạo, nhiều dự án đã đóng cửa và hàng ngàn nhân viên bị sa thải.
Vấn đề với các CEO mới là trong khi sa thải hàng ngàn nhân viên, họ đã tự bảo vệ mình bằng các gói trợ cấp trị giá hàng triệu USD. Vào thời điểm đó, công ty đã không có đủ tiền mặt để trả trợ cấp cho hàng ngàn nhân viên mà họ dự định cho nghỉ việc. Một mặt nào đó, WeWork không đủ khả năng sa thải nhân viên của mình.
SoftBank đã tham gia và đưa cho WeWork một chiếc dù khẩn cấp bằng cách bơm thêm 9,5 tỷ USD. Vào thời điểm đó, WeWork có giá trị dưới 8 tỷ USD.
Mặc dù WeWork vẫn hoạt động đầy đủ nhưng hành vi của lãnh đạo và số tiền bị mất đủ hợp lý để coi nó là một trong những khởi nghiệp thất bại nhất lịch sử.
Hoàn toàn dễ hiểu với việc công ty khởi nghiệp hoạt động không lợi nhuận trong thời gian đầu. Tuy nhiên việc thiếu người dẫn dắt và giám sát khiến công ty gặp phải rủi ro trong kinh doanh. Wework chính là một ví dụ hoàn hảo về kỷ nguyên khởi nghiệp mà chúng ta đang sống: kiếm tiền dễ dàng, không có quy tắc và biến CEO trở nên giàu có.
Mộc Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế/MD