Tin nhắn SMS: Vũ khí lợi hại để doanh nghiệp thắng trong cuộc đua giành nhân tài

0
660
Gửi tin nhắn SMS cho ứng viên tài năng là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả để doanh nghiệp không phải nhìn nhân tài làm việc cho công ty khác.

Trong thị trường lao động có tính cạnh tranh cao như hiện nay, giao tiếp với ứng viên trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều doanh nhân thừa nhận rằng, nếu họ không thúc đẩy nhanh quá trình tuyển dụng và liên lạc với ứng viên trong mọi khâu của quá trình, họ sẽ đối mặt với nguy cơ không thể tuyển những nhân tài.

Rút ngắn thời gian tuyển nhân tài với tin nhắn SMS

“Về phương diện giao tiếp với ứng viên xin việc, nhiều nhà quản lý nhân sự và tuyển dụng đối mặt với những thách thức khi tương tác với ứng viên. Chẳng hạn, hòm thư điện tử của nhà quản lý tuyển dụng nhận quá nhiều thư nên họ có thể sót email của ứng viên tài năng”, Lã Minh Nhâm, trưởng phòng nhân sự của một công ty bất động sản ở TP Hồ Chí Minh, nhận định.

Nhâm nói rằng một cách để tương tác với ứng viên và rút ngắn thời gian tuyển nhân tài là nhắn tin SMS cho ứng viên.

tin nhan sms vu khi loi hai de doanh nghiep thang trong cuoc dua gianh nhan tai
Tin nhắn SMS là công cụ rất hiệu quả để doanh nghiệp gây ấn tượng với ứng viên triển vọng. Ảnh: INC

“Kết quả một cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy khoảng 90% người tìm việc tin rằng nhận tin nhắn SMS trong quá trình nộp đơn và phỏng vấn là trải nghiệm tích cực”, Nhâm nói.

Nhắn tin SMS để tương tác liên tục với ứng viên

Nguyễn Công Thủy, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty Jobtest, nhận định rằng trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp thấp như hiện nay, những ứng viên tài năng có rất nhiều cơ hội hấp dẫn. Mặc dù họ luôn hào hứng nếu biết họ có khả năng trúng tuyển vào một công ty, sự hào hứng có thể giảm dần nếu công ty không tương tác thường xuyên với họ trong quá trình tuyển dụng.

“Phòng nhân sự nên dùng tin nhắn SMS để giao tiếp với ứng viên một cách chuyên nghiệp. Nội dung tin nhắn có thể bắt đầu với lời cảm ơn ứng viên đã nộp đơn xin việc và cho họ biết rằng công ty rất mong đợi cuộc gặp tiếp theo với họ. Những lý do khác để nhắn tin cho ứng viên bao gồm: Chốt thời gian phỏng vấn, nhắc nhở ứng viên hoàn thành các công đoạn tuyển dụng (như điền đủ thông tin vào CV), sắp xếp lại cuộc phỏng vấn, xác nhận các định hướng của công ty”, anh Thủy nhận xét.

tin nhan sms vu khi loi hai de doanh nghiep thang trong cuoc dua gianh nhan tai
Ông Trần Văn Tuấn, giám đốc công ty dược Việt Hùng. Ảnh: NVCC

Anh Thủy nhấn mạnh rằng giao tiếp liên tục qua tin nhắn SMS sẽ khiến ứng viên cảm thấy công ty quý trọng thời gian của họ, khiến họ cảm thấy muốn gia nhập công ty. Không chỉ giúp công ty tương tác với những ứng viên hàng đầu từ thời điểm họ nộp đơn tới khi gửi thư mời làm việc, tin nhắn SMS còn giúp công ty “nắm chắc” ứng viên vì họ sẽ không nghĩ tới những lời mời làm việc khác.

Nếu ứng viên có ấn tượng xấu về công ty, hậu quả sẽ khôn lường

Ông Trần Văn Tuấn, giám đốc công ty dược Việt Hùng, dẫn kết quả một nghiên cứu của Hiệp hội Nguồn nhân lực Mỹ để chỉ ra rằng, chỉ khoảng 20% ứng viên nhận email và 8% ứng viên nhận cuộc gọi từ nhà tuyển dụng để biết họ không được chọn trong vòng tiếp theo.

“Thực tế đó có thể khiến ứng viên có cảm giác tiêu cực về doanh nghiệp tuyển dụng. Sau đó các ứng viên có thể đánh giá không tốt về công ty trên các diễn đàn, nói với mọi người không nên gia nhập công ty và nhiều hành động khó lường khác”, ông Tuấn nói.

Nhạc Dương

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Tin nhắn SMS: Vũ khí lợi hại để doanh nghiệp thắng trong cuộc đua giành nhân tài
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here