3 “mặt trái” khiến khởi nghiệp không phải màu hồng

0
3122

Chưa bao giờ cụm từ ‘khởi nghiệp‘ được đề cập và nhấn mạnh nhiều như vậy trên các phương tiện truyền thông đại chúng và cũng chưa bao giờ các Start-up ở Việt Nam thu hút được nhiều sự chú ý đến thế.

Có lẽ vì Start-up đang trở nên ‘phong trào’ nên ai cũng nghĩ là “dễ xơi”! Tuy nhiên liệu bạn đã thực sự hiểu rõ sự khắc nghiệt của đời Start-up?

Dưới đây là 3 mặt trái khắc nghiệt mà khi muốn dấn thân vào làm startup bạn phải suy nghĩ thật nghiêm túc.

1. Tỉ lệ thất bại rất cao

‘9/10 Start-up sẽ thất bại’ và ‘- tỉ lệ không chính thức này đã từng được rất nhiều tờ báo uy tín như Forbes, Fortune đề cập và gần như đã trở thành ‘luật bất thành văn’ trong giới Start-up.

Trên thực tế, hầu hết các nhóm khởi nghiệp ‘chết yểu’ trước khi đưa sản phẩm ra thị trường và thành lập công ty. Sai lầm kinh điển là xây dựng một sản phẩm mà bản thân nhóm sáng lập rất tâm đắc nhưng thực tế thì thị trường lại không hề có nhu cầu.

Một số khác không ‘thất bại’ nhưng lại rơi vào tình trạng ‘bỏ thì thương, vương thì tội’ rất phổ biến. Đây là tình trạng ‘tiến thoái lưỡng nan’ khi công ty của Start-up vẫn tồn tại nhưng chỉ tạo ra vừa đủ (hoặc không đủ) lợi nhuận để duy trì chính nó.

Ngay cả các Start-up tưởng như đã phát triển rất mạnh vẫn luôn đứng trước nguy cơ thất bại bất cứ lúc nào.

2. Chi phí cơ hội lớn

Thời gian:

Bạn gần như sẽ phải dành toàn bộ thời gian cho đủ loại công việc, từ công việc chuyên môn, công việc quản lý tới việc xây dựng mối quan hệ…. Rất nhiều CEO đã đưa ra lịch làm việc không thể tin nổi – có thể kéo dài từ sáng sớm (6h) tới tận 12h đêm. Nghỉ lễ ư? Tạm quên đi vì bạn còn hàng núi công việc và chi phí phải lo mà!

Tài chính: 

Khởi nghiệp đồng nghĩa với những eo hẹp tài chính. Bạn sẽ không thể có được nguồn thu nhập, lương thưởng như khi làm việc trong các công ty đã hoạt động ổn định.

Thậm chí, trong hầu hết trường hợp bạn còn phải chi tiền cho việc xây dựng và vận hành công ty, bởi lẽ phần lớn Start-up sẽ không đủ may mắn để nhận được đầu tư ngay từ đầu.

3. Áp lực lớn

Trong môi trường Start-up, áp lực có thể đến mọi lúc mọi nơi.

Áp lực nội tại do kỹ năng cần được bồi dưỡng liên tục nếu không muốn tụt lại và bị đào thải.

Áp lực bên ngoài: Nhà đầu tư yêu cầu công ty phát triển đúng theo đúng lộ trình kỳ vọng; đối thủ làm mọi cách có thể để đánh bại bạn trên thương trường; khách hàng luôn đòi hỏi sản phẩm và cách phục vụ đạt chất lượng tương xứng mức giá v.v.

Áp lực ‘trên trời rơi xuống’ khi mọi thứ có thể chuyển biến theo hướng tồi tệ một cách bất ngờ nhất. Hầu hết kế hoạch được vạch ra kỹ lưỡng và cẩn thận có thể phá sản nhanh chóng bởi những tình huống không được lường trước – vốn là một ‘đặc sản’ của khởi nghiệp.

Với bản chất khắc nghiệt của Start-up, thành công sẽ chỉ ưu ái những cá nhân đủ ý chí, kiến thức và sự nhiệt huyết.

3 “mặt trái” khiến khởi nghiệp không phải màu hồng
5 (100%) 1 vote

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here