Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ hiện đang là xu hướng được rất nhiều bạn trẻ chọn lựa. Tuy nhiên, khó khăn của các dự án khởi nghiệp này tại Việt Nam vẫn là vấn đề “muôn thuở” tiếp cận nguồn vốn thấp và kém hiệu quả.
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 1.000 dự án khởi nghiệp về công nghệ mỗi năm, trong đó, bao gồm cả doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SMEs) và các mô hình khởi nghiệp (Startups).
Theo nhiều ý kiến, để thu hút được sự quan tâm, đầu tư của các tổ chức, nhà đầu tư thì SMEs hay Startups cũng đều phải đảm bảo 3 tiêu chí.
Thứ nhất, thị trường của dự án đó có đủ lớn hay không.
Thứ hai, sản phẩm đó có đủ tốt và giải quyết được bài toán gì cho thị trường.
Thứ ba là đội ngũ sáng lập nên dự án có đủ năng lực cũng như kinh nghiệm để biến ý tưởng đó thành hiện thực hay không.
Theo Ông Lê Hải Bình (Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Mắt Bão) cho rằng ngoài 3 tiêu chí trên, thì điều mà hầu hết các nhà đầu tư quan tâm nữa đó là dự án khởi nghiệp có đem lại lợi ích gì cho họ hay không khi quyết định đầu tư và hợp tác với dự án đó.
Do vậy, điều quan trọng để quyết định đến thành công của SMEs hay Startup không phải là ở quy mô to hay nhỏ mà quan trọng vẫn là tính khả thi và chất lượng hoạt động của dự án đó.
[…] Tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) đã chính thức ra mắt website và tuyển startup công nghệ để trao cơ hội nhận được số vốn đầu tư lên tới 500.000 […]