Trong cuốn sách Vị giám đốc một phút, hai tác giả Ken Blanchard và Spencer Johnson đã dựa vào những nghiên cứu của mình để đề ra phong cách quản trị linh hoạt nhằm giải quyết những mâu thuẫn cũng như những khó khăn trong vấn đề quản trị nhóm nói riêng và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp khởi nghiệp.
Theo đó, bất cứ một mô hình doanh nghiệp hay nhóm hoạt động nào để đạt đến mức hoạt động hiệu quả nhất đều thường trải qua bốn giai đoạn cơ bản. Với mỗi giai đoạn, hai yếu tố năng suất làm việc và nhuệ khí trong nội bộ nhân sự sẽ biến đổi liên tục, tạo ra những thách thức khác nhau cho nhà quản trị.
Giai đoạn thứ nhất: Định hướng
Đây được được gọi là giai đoạn “tuần trăng mật” của các công ty khởi nghiệp với năng suất lao động thường sẽ kém nhất, do hầu hết các thanh viên trong nhóm chưa nắm rõ được vai trò, mục tiêu cũng như xây dựng được quy trình làm việc cụ thể. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn nhuệ khí của các thành viên trong nhóm nhân sự rất cao, vì họ đang rất hào hứng và quyết tâm với những ý tưởng mới, đặt nhiều kỳ vọng vào những mục tiêu trước mắt và nỗ lực không biết mệt mỏi vì doanh nghiệp.
Trong giai đoạn này, những nhà quản trị linh hoạt được khuyên sử dụng phương pháp quản lý chuyên quyền – độc đoán, liên tục chỉ đạo, uốn nắn cách thức và phương pháp làm việc, giao việc cụ thể và chi tiết cho từng thành viên để giúp họ hình dung ra công việc và vai trò của mình trong công ty, giúp họ hiểu rõ mục tiêu cũng như quyền hạn và trách nhiệm trong công việc. Tuy mới bắt đầu, nhưng do nhuệ khí bộ máy nhân sự đang rất cao vì thế nhà quản trị không cần hỗ trợ họ quá nhiều.
Giai đoạn thứ hai: Thử thách
Sau khi kết thúc “tuần trăng mật”, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hàng loạt thử thách, dù ở giai đoạn này năng suất làm việc đã được cải thiện so với giai đoạn đầu, nhưng do sự giảm sút quá nhanh nhuệ khí của đội ngũ nhân sự, mà nguyên nhân hầu hết là từ những kỳ vọng đặt ra ban đầu chưa tương xứng với thực tế đạt được, khiến đội ngũ nhân sự bắt đầu chán nản, mâu thuẫn xảy ra, tranh luận liên tục về đường lối, mục tiêu, phương hướng phát triển và cách thức hoạt động khiến bắt đầu có những nhân sự chủ chốt rời đi.
Có đến 80% doanh nghiệp khởi nghiệp thường tan rã hoặc thay đổi mô hình, mục tiêu và phương hướng kinh doanh trong giai đoạn thử thách này.
Để vượt qua được khúc quanh ấy, một lời khuyên dành cho những nhà quản trị theo James C. Collins – tác giả quyển Từ tốt đến vĩ đại, đó là phải biết chấp nhận sự ra đi, thậm chí là 90% nhân sự trong công ty, chỉ giữ lại những người thật sự “phù hợp” trên con thuyền của mình.
Nhà quản trị linh hoạt ở giai đoạn này vừa phải nâng mức chỉ đạo lên cao nhất để đưa ra ý kiến đánh giá kịp thời, xem xét tình hình hoạt động, kiểm tra các phương pháp đề ra để cải thiện năng suất làm việc, định hướng chiến lược và xây dựng các mục tiêu từng bước nhỏ cho phù hợp hơn, vừa phải tăng cường hỗ trợ nhân viên ở mức tối đa nhằm giúp họổn định tâm lý, khôi phục nhuệ khí. Bên cạnh đó nhà quản trị sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về thái độ và sự “phù hợp” của từng cá nhân trước khi đưa ra được quyết định quan trọng trong việc giữ hay để họ rời khỏi con thuyền của mình.
Giai đoạn thứ ba: Hòa nhập
Đây là giai đoạn “sau cơn mưa” của các doanh nghiệp khởi nghiệp, với việc những con người phù hợp nhất đã được giữ lại, hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, quy trình thực hiện và đánh giá trong công việc cũng như phương hướng phát triển, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã được các thành viên trong nhóm trao đổi cũng như bàn bạc nhiều lần và bước đầu đã đạt được sự thống nhất, nhuệ khí trong giai đoạn này cũng dần được cải thiện.
Khởi nghiệp trong giai đoạn mới
Theo Ken Blanchard và Spencer Johnson, nhà quản trị nên bắt đầu giảm mức độ chỉ đạo của mình nhằm tạo khoảng trống vừa đủ để nhân viên có thể sáng tạo và thử nghiệm những phương pháp mới của họ, việc giữ sự hỗ trợ ở mức tối đa trong giai đoạn này vẫn là cần thiết để nhân viên có được sự khích lệ, động viên và có một trạng thái tâm lý tích cực.
Giai đoạn thứ tư: Hiệu quả
Đây là giai đoạn bất cứ doanh nghiệp khởi nghiệp nào cũng đều mơ ước, khi mọi thứ đã đi vào khuôn khổ và đạt được sự hiệu quả. Nhà quản trị nên bắt đầu “đứng sang một bên”, hạn chế tối đa sự kiểm soát cũng như hỗ trợ, thay vào đó hãy chia sẻ quyền lãnh đạo, đưa ra những chiến lược, kế hoạch và tầm nhìn dài hạn, vì thời điểm này đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp đã đủ kiến thức, kinh nghiệm và tâm lý để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.
Theo Ken Blanchard và Spencer Johnson, thời điểm kết thúc giai đoạn 4 chỉ xảy ra khi doanh nghiệp hay nhóm hoạt động bắt đầu thay đổi mục tiêu, kế hoạch, định hướng phát triển hoặc có sự ra đi cũng như kết nạp thêm những nhân sự mới phù hợp hơn.
[…] khoảng 1.000 dự án khởi nghiệp về công nghệ mỗi năm, trong đó, bao gồm cả doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SMEs) và các mô hình khởi nghiệp […]
[…] khoảng 1.000 dự án khởi nghiệp về công nghệ mỗi năm, trong đó, bao gồm cả doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SMEs) và các mô hình khởi nghiệp […]
[…] bởi Mạng lưới nhà đầu tư Thiên Thần Việt Nam – iAngel nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, đã chính thức ra mắt tại Saigon Innovation Hub, […]
[…] sân chơi cho tất cả tổ chức, cá nhân đam mê công nghệ. Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo, đây là cơ hội để được gặp gỡ với các nhà […]
[…] là công trình do các doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động tại ITP sáng lập, được kỳ vọng sẽ là điểm hẹn của […]