Chồng ốm liệt giường, 50 tuổi startup từ một bà nội trợ dù thành công nhưng mất đi bạn thân, tôi nhận ra 4 bài học cay đắng

0
554

Lỗi lầm phổ biến của khi bạn thân khởi nghiệp cùng nhau: Sự lẫn lộn giữa tình bạn và kinh doanh.

Chồng ốm liệt giường, 50 tuổi startup từ một bà nội trợ dù thành công nhưng mất đi bạn thân, tôi nhận ra 4 bài học cay đắng

Nội dung bài viết trích từ cuốn sách “Một đời quản trị” của Giáo sư Phan Văn Trường.

Một người bạn thân khác của tôi đã khởi nghiệp trong một tình huống vô cùng bi đát trên mặt cá nhân. Bà Odile nay là chủ một doanh nghiệp nhỏ chuyên về bán và bảo quản dụng cụ chơi golf Cách đây mười năm, lúc bà đang trạc tuổi năm mươi, chồng bà ốm nặng và từ đó nằm liệt giường. Trước đó, bà chưa bao giờ đi làm vì chồng là một bác sĩ, đời sống gia đình sung túc, và vì thế bà có thú chơi golf với các bạn để giải trí. Từ lúc chồng bị liệt, bà phải cáng đáng đời sống gia đình, và với tài sản nhỏ có sẵn, bà đã mở một tiệm sửa gậy đánh golf. Bà không mướn thợ mà tự tay làm lấy.

Vốn dĩ hồi thiếu nữ được cha dạy nghề mộc, làm ghế làm bàn, bà biết mình khéo tay nên không ngần ngại chọn nghề chân tay để mưu sinh. Bà mướn một mặt bằng nhỏ, mua vài dụng cụ đã qua sử dụng rồi học nghề trên sách. Mỗi tháng bà chỉ kiếm đủ sống tối thiểu. Đến đây thì chưa có chuyện gì đáng kể về mặt khởi nghiệp.

Một hôm, một bạn thân đề xuất với bà là họ sẽ cấp thêm vốn để tiệm khuếch trương. Bà vui vẻ nhận lời, vì cho rằng nhờ có thêm vốn, tiệm sẽ khang trang, có thêm khách hàng và thu nhập, lại có thêm đối tác chiến lược. Bà có ngờ đâu là công ty nhỏ của mình nay đã có hai cổ đông, nhưng không có hợp đồng do tình thân cố hữu. Từ đó, việc quản lý tiệm trở nên phức tạp. Hai người bạn thân cùng làm việc vui vẻ được vài tháng, sau đó chuyển từ bức xúc sang khó chịu, rồi nghi hoặc lẫn nhau. Họ cãi nhau trên những điều khoản của một hợp đồng do chưa bao giờ viết ra, mỗi người một ý, mỗi người một chiến lược. Và cuối cùng, họ phải chia tay, bà Odile chịu phần thiệt vì bà là người đòi chia tay.

Ngày hôm nay, sau nhiều năm cố gắng để cứu vãn tình thế, tiệm của bà Odile đông khách trở lại. Bà sở hữu 100% công ty và doanh thu cao gấp ba lần khi xưa. Bà Odile chia sẻ với giáo sư Phan Văn Trường:

– “Mấu chốt trong một cuộc khởi nghiệp nhỏ là mình chủ quan, mình tưởng việc kinh doanh đơn giản, lại giữa hai bạn thân. Thực ra, cho dù công ty chỉ thu nhập ba xu thì vẫn cần một hợp đồng đầy đủ, chi tiết giữa các cổ đông. Bằng không, mọi chuyện khó chịu có thể xảy ra. Hợp đồng là luật chơi, là nơi viết triết lý công ty, là nơi định nghĩa chiến lược và sứ mệnh. Cho dù nhỏ đến đâu, hễ có sự hùn vốn là có những điều khoản quy định việc chia lợi tức và nghĩa vụ. Tôi và bạn thân đã quá tin tưởng vào tình bạn lâu năm nên bỏ qua việc này”.

– “Lỗi lầm là sự lẫn lộn giữa tình bạn và kinh doanh. Nào kinh doanh có kém đâu, vì kết quả tốt mà. Nhưng mỗi người một ý, mỗi nên sự thống nhất là rất khó. Xin nói ngay rằng cả 2 đối tác là người đạo đức, tin tưởng vào việc làm của mình, thành thật với đối tác kia, chân chính với lý luận. Tuy nhiên chuyện xảy ra tất nhiên nhiên vẫn xảy ra!”.

– “Chúng tôi còn mắc thêm một lỗi lầm nữa là đã hình thể 50/50. Hai cổ đông có quyền hạn như nhau. Đó là cái chết. Không chuyện gì có thể phân giải được giữa hai chúng tôi. Nhưng thử hỏi, giữa hai bạn thân thì làm sao có mô hình nào khác 50/50. Cuối cùng, từ bạn bè, chúng tôi nay đã không nhìn được nữa. Thế là cả hai chúng tôi, mỗi người đều mất một bạn quý”.

– “Và bài học cuối cùng là rút cục, tôi vẫn làm chủ một mình. Nay tôi đã mướn thêm thợ, thêm nhân viên bán hàng, nhưng những người này là nhân viên thuần túy, không có chân trong vốn. Tôi sẽ không bao giờ cho ai vào chia vốn với mình nữa, nhưng hầu quả là vì thiếu vốn mà công ty của tôi sẽ không bao giờ có đủ điều kiện để tăng trưởng nhanh. Đó là giá tôi phải trả để giữ trong tay toàn quyền định đoạt”.

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

Chồng ốm liệt giường, 50 tuổi startup từ một bà nội trợ dù thành công nhưng mất đi bạn thân, tôi nhận ra 4 bài học cay đắng
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here