Những bất cập khiến start-up Việt Nam khó phát triển

0
856

Dù được đánh giá giàu tiềm năng, thậm chí các start-ups Việt được cho là có nhiều cơ hội khởi nghiệp hơn cả ở Mỹ và Nhật nhưng nước ta vẫn vô danh trên “bản đồ” start-up thế giới.

Nguyên nhân bởi những yếu tố như hệ sinh thái tài trợ, nhân tài kỹ thuật công nghệ, tư vấn tích cực, hạ tầng công nghệ, văn hóa start-up, hạ tầng chính sách và pháp lý, nền tảng kinh tế và các chương trình, chính sách của chính phủ, Việt Nam đều yếu và thiếu.

Dưới đây là những điểm bất cập khiến start-ups Việt Nam khó phát triển.

1. Ở thành phố khởi nghiệp đứng đầu thế giới Silicon Valley (Hoa Kỳ), những start-up thành công luôn sẵn sàng hỗ trợ dự án khởi nghiệp mới, nên không khó tìm kiếm nhà đầu tư thiên thần – những người đóng vai trò quan trọng khi start-up mới ở giai đoạn đầu.

Trong khi ở Việt Nam, không dễ tìm được những nhà đầu tư như vậy. Ngay cả việc huy động vốn từ các quỹ đầu tư cũng không dễ khi mà số lượng quỹ chưa nhiều và số tiền đầu tư cho start-up còn rất hạn chế.

2. Cách nhìn thất bại của người Việt khá nặng nề khiến nhiều người không dám “phơi bày” ý tưởng ra công chúng.

Chính tâm lý sợ phải đón nhận chỉ trích, dèm pha hơn là nhận được sự ủng hộ đã bót chết ý tưởng khởi nghiệp trong chứng nước. Bởi chẳng may thất bại, đó là thất bại công khai khiến không chỉ bản thân mà cả gia đình bẽ mặt. Điều đó lý giải vì sao 45,6% người trưởng thành ở Việt Nam sợ thất bại trong kinh doanh.

3. Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cũng chưa đủ sức khuyến khích, hỗ trợ thị trường khởi nghiệp Việt. Thủ tục hành chính lại rườm rà. Start-up Việt gần như không nhận được những ưu đãi cụ thể, ngoại trừ lĩnh vực phần mềm được miễn giảm một phần thuế trong những năm đầu. Tất cả ưu đãi dành cho start-up vẫn nằm trên giấy hoặc đang bàn thảo.

4. Hầu hết start-up đều gặp khó khăn khi thành lập doanh nghiệp, kê khai thuế và công tác truyền thông tiếp thị sản phẩm. Thậm chí, để nhận được vốn đầu tư, các start-up phải mất nhiều tháng đến cả năm do thủ tục hành chính còn rườm rà. Trong khi khoảng thời gian đó đủ quyết định sự thành bại của start-up. Đến khi muốn tăng vốn, các nhà đầu tư phải mất thêm vài tháng.

5. Chính thủ tục pháp lý rườm ra khiến start-up Việt bị hụt hơi khi phải dồn công sức chạy giấy tờ, nên không còn thời gian chuyên tâm phát triển sản phẩm khiến cơ hội chiếm lĩnh thị trường qua đi, dẫn đến nhà đầu tư không còn muốn đầu tư cho start-up.

6. Việt Nam quá thiếu hạ tầng thiết yếu như phòng thí nghiệm, không gian làm việc, máy móc, trang thiết bị công nghệ phục vụ công tác nghiên cứu cũng như hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp.

7. Ngân sách chi cho hoạt động nghiên cứu “hạn chế” càng khiến mục tiêu đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp gặp khó khăn. Trong khi đó, khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ cao là trọng điểm mà mọi quốc gia cần dồn lực đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế.

Với những bất cập kể trên, không khó để lý giải vì sao không ít start-up trẻ sau khi bắt tay thực hiện ý tưởng, thuê mặt bằng, nghiên cứu làm sản phẩm, tìm kiếm nhà đầu tư… đã phải từ bỏ ý định lập nghiệp tại quê nhà, chứ chưa nói đến việc thu hút các start-up từ nơi khác đến khởi nghiệp.

Những bất cập khiến start-up Việt Nam khó phát triển
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here