Những việc DN cần làm sau khi có giấy phép kinh doanh

0
1090

Bài viết của chị Nguyễn Dung đăng trong Group Quản trị và Khởi nghiệp rất cần thiết cho những doanh nghiệp mới được thành lập.

Khi mở 1 doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp rất bận rộn với các công việc set up văn phòng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp… mà bỏ qua các thủ tục về thuế. Dưới đây là những công việc mà doanh nghiệp cần làm sau khi cầm tờ giấy phép kinh doanh trên tay.

I. Khắc dấu và công bố mẫu dấu (tại Sở Kế hoạch & Đầu tư)

II. Khai thuế ban đầu (tại Chi cục Thuế/ Cục thuế)

Chủ yếu là công việc của kế toán, các doanh chủ có thể nắm để theo dõi, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ, khi nhân sự chưa ổn định.

1. Mở tài khoản ngân hàng: Do ĐDPL mở tài khoản, nên liên hệ để được nhân viên ngân hàng tư vấn giấy tờ cần thiết.

Lưu ý: Mang theo dấu để đóng hồ sơ tại ngân hàng.

Sau khi mở TKNH, tiến hành nộp mẫu Phụ lục II-1(TT 20/2015/TT-BKHĐT): thông báo số tài khoản cho Sở Kế hoạch & Đầu tư.

2. Mua token (chữ ký số), có các nhà cung cấp như Viettel, VNPT, BKAV, FPT…

3. Đăng ký để nộp hồ sơ thuế qua mạng và nộp thuế điện tử

4. Khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài:

DN thành lập trong 6 tháng đầu năm phải nộp tiền thuế môn bài cả năm, nếu thành lập trong 6 tháng cuối năm (từ 1/7) phải nộp thuế ½ năm.

DN khai thuế môn bài một lần khi mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động SXKD. Trường hợp chưa SXKD thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký DN (TT156). Sau đó lập giấy nộp tiền điện tử cho Cơ quan thuế và lưu lại để bổ sung trong bộ hồ sơ thuế ban đầu.

5. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý

Kết quả của bộ hồ sơ này là xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện sử dụng hóa đơn đặt in/ tự in.

6. Đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn

– Khi DN nhận thông báo đủ điều kiện đặt in hóa đơn của cơ quan thuế thì DN tiến hành đặt in và làm thông báo phát hành hóa đơn.

– Lưu ý: Thông báo phát hành và hóa đơn mẫu của DN được gửi qua trang web nộp tờ khai thuế của tổng cục thuế ít nhất 5 ngày trước khi sử dụng.

7. Lưu hồ sơ sau khi đăng ký kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh và Hồ sơ thuế ban đầu cần được lưu trữ cẩn thận vì các thủ tục về sau của doanh nghiệp đều cần đến.

Khi các thủ tục trở nên nhẹ nhàng, các doanh chủ có thể chăm lo cho công việc kinh doanh của mình!

Những việc DN cần làm sau khi có giấy phép kinh doanh
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here